Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 6

Cổ của bé đã cứng cáp hơn, nhờ vậy bé có thể giữ yên đầu được một lúc. Khi nằm sấp, bé có thể ngẩng đầu lên và đôi khi xoay sang hai bên. Bé cũng có thể giữ thẳng đầu khi ngồi ghế xe hơi hoặc khi được địu trước ngực.

Bé phát triển như thế nào?

Ngóc đầu dậy

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 6

Cổ của bé đã cứng cáp hơn, nhờ vậy bé có thể giữ yên đầu được một lúc. Khi nằm sấp, bé có thể ngẩng đầu lên và đôi khi xoay sang hai bên. Bé cũng có thể giữ thẳng đầu khi ngồi ghế xe hơi hoặc khi được địu trước ngực.

Nụ cười đầu tiên

Ở tuổi này, trẻ con từ khắp các nền văn hóa đều biết nở nụ cười đầu tiên. Hãy sẵn sàng đón nhận nụ cười rạng rõ ấy như món quà bé dành riêng cho bạn vì tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng bạn dành cho bé. Nó thực sự khiến tim bạn tan chảy, ngay cả khi bạn vừa trải qua một đêm tồi tệ nhất.

Giấc ngủ sâu

Bé đã bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm (khoảng 4 - 6 tiếng) từ tuần thứ 6 đến 6 tháng tuổi. Điều này còn tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi bé và thói quen của mẹ.
Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng nên đặt bé xuống giường khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Nhờ vậy bé học được cách tự ngủ, một kỹ năng sẽ có lợi cho bạn và cả bé khi bé tỉnh giấc vào nửa đêm. Bạn có thể giúp bé học được kỹ năng này sớm hơn bằng cách tạo thói quen tốt trước khi ngủ, chẳng hạn như tắm, mát xa hoặc kể chuyện cho bé để báo hiệu cho bé đã đến giờ đi ngủ.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bé

Bao lâu bé nên đi khám bác sĩ một lần?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 6

Đa số các bác sĩ nhi và bác sĩ gia đình muốn kiểm tra sức khỏe bé từ 1 - 2 lần trong 10 ngày đầu và kế đến là khi bé được 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng tuổi. Nếu bé gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc khó tăng cân, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra sức khỏe bé thường xuyên hơn.

Làm sao để nhận được nhiều tư vấn nhất trong mỗi lần kiểm tra sức khỏe bé?

Bác sĩ rất bận rộn, và có vẻ như việc kiểm tra diễn ra nhanh chóng do bé khiến bạn bị phân tâm. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn bảng ghi chép cho mỗi lần khám. Ghi chú trước tất cả những câu hỏi của bạn. Vào buổi hẹn với bác sĩ, hãy sẵn sàng để ghi chép bất kỳ thông tin nào như cân nặng, chiều cao, tiêm chủng, cũng như lời khuyên hoặc hướng dẫn do bác sĩ cung cấp. Nếu quên hỏi điều gì đó, đừng lo lắng. Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ Nhi khoa Nhi khoa.
Bạn là chuyên gia về con của bạn còn bác sĩ là chuyên gia về sức khỏe và chăm sóc trẻ, vì vậy hãy trò chuyện với bác sĩ. Nếu bạn không đồng ý với lời khuyên của bác sĩ hoặc cảm thấy ý kiến của bạn bị bỏ qua, hãy thẳng thắn lên tiếng. Có thể bạn hiểu lầm một vấn đề nào đó. Phần lớn các bác sĩ tôn trọng sự thành thật của bạn và muốn những thông tin họ chia sẻ là có ích. Nếu bạn thấy hoàn toàn không đồng quan điểm với bác sĩ, bạn có thể tìm kiếm một bác sĩ khác để cảm thấy dễ chịu hơn hoặc nhờ bạn bè giới thiệu.

Tôi nên làm gì nếu muốn nói chuyện lâu hơn với bác sĩ?

Bạn nên biết về lịch làm việc của bác sĩ. Hầu hết các bác sĩ có hệ thống phản hồi câu hỏi và lo lắng của các mẹ - thông thường qua dịch vụ tin nhắn hoặc hệ thống gọi thoại Tư vấn từ xa sau giờ làm việc. Bạn cũng nên tìm hiểu về cách xử lý đối với trường hợp cấp cứu, phòng cấp cứu và phòng khám ngoài giờ nào bạn có thể đến nhanh chóng.

Cuộc sống của mẹ: Kiểm tra hậu sản

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 6

Kiểm tra sức khỏe sau khi sinh là cần thiết để đảm bảo cả thể chất và tinh thần bạn đều tốt sau những áp lực của thời kỳ mang thai, sinh nở và làm mẹ.
Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra xem âm đạo của bạn có vết trầy xước hay vết bầm nào không và tử cung đã hồi phục lại chưa. Nếu tử cung bạn đã lành, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm phết cổ tử cung Pap. Bác sĩ sẽ kiểm tra đáy chậu nếu bạn bị rạch hoặc rách tầng sinh môn trong lúc sinh. Bác sĩ cũng sờ nắn bụng bạn để chắc chắn không có dấu hiệu nào bất bình thường. Nếu bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sẹo xem đã lành chưa.
Ngực của bạn cũng được kiểm tra. Nếu đang cho con bú, bạn sẽ được kiểm tra xem có bị tắc tuyến sữa dẫn đến nhiễm trùng như viêm vú hay không. Nếu bạn không cho con bú, bác sĩ sẽ kiểm tra xem sữa đã cạn chưa và có chỗ nào có dấu hiệu bị viêm như đau hay cứng không.
Bác sẽ được biết về thời điểm có thể quan hệ tình dục trở lại mặc dù bạn cũng như nhiều mẹ khác không cảm thấy ham muốn hay có năng lượng cho việc này. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng tránh thai vì bạn vẫn có thể có thai trước khi có kinh nguyệt trở lại và ngay cả khi đang cho con bú.
Bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bạn. Cứ 5 phụ nữ sinh con thì có 4 người bị trầm cảm nhẹ, gọi là rối loạn tâm lý sau sinh (“baby blues”). Nếu những cảm xúc buồn chán, ủ rũ, tiêu cực kéo dài hơn 2 tuần, bạn có thể đã mắc chứng trầm cảm sau sinh, một tình trạng nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp can thiệp như gặp gỡ một chuyên gia trị liệu, hoặc uống một loại thuốc chống trầm cảm an toàn khi cho con bú.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan