Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em

Hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nôn trớ, nhất là khi trẻ ăn hay bú quá no. Đây được cho là một sinh lý thường gặp không đáng ngại ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, khi nôn trớ diễn ra thường xuyên ngay cả lúc không quá no hay nôn trớ ngay khi thay đổi tư thế đột ngột… các bố mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.

Liệu tình trạng nôn trớ nhiều ở trẻ em có phải là hiện tượng bình thường hay không?

Điều đó còn phụ thuộc vào tùy từng hoàn cảnh. Nôn trớ sẽ là hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với trẻ sau khi ăn hay thậm chí nôn xảy ra không rõ nguyên nhân hoặc dấu hiệu cảnh báo. Trên thực tế, một số trẻ bị trớ khá thường xuyên và không có dấu hiệu bị ốm.

Nhưng khi trẻ bị chớ nhiều đến mức ảnh hưởng đến tăng trưởng hoặc gây đau họng hay khó thở thì đây không còn là hiện tượng bình thường nữa. Nó được gọi là chứng trào ngược dạ dày – thực quản (hay GERD). Các triệu chứng khác có thể bao gồm ho, nôn ọe trong khi ăn, có biểu hiện đau bụng như uốn cong lưng, chân thẳng đơ, quấy khóc khi tỉnh giấc…

Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em

Đưa trẻ đi khám bác sỹ

Nếu bé nhà bạn bị nôn trớ nhiều nhưng không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé và vẫn tăng cân bình thường thì bạn cũng không cần thiết cho trẻ đi khám ngay. Bạn có thể đề cập đến các triệu chứng đó khi đưa trẻ đi khám định kỳ.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng tình trạng này đang ảnh khá nhiều đến việc tăng cân hay làm trẻ thấy khó chịu, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ giúp chẩn đoán để biết được liệu trẻ có bị trào ngược dạ dày – thực quản hay không và có biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng.

Nếu trẻ bị nôn dữ dội sau khi ăn, hãy thông báo cho bác sỹ biết. Hiện tượng này gọi là nôn mửa thành vòi, và nó có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, một căn bệnh có thể dẫn tới những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác như suy dinh dưỡng hay mất nước.

Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ nhỏ

Trẻ có thể bị trào ngược khi cơ thắt thực quản (van kết nối giữa thực quản và dạ dày) quá yếu hoặc không hoạt động hiệu quả. Điều này khiến cho thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược khỏi dạ dày lên khoang miệng. Hiện tượng này có thể gây chứng ợ nóng ở người lớn.

Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

Để làm giảm các triệu chứng trào ngược, bác sỹ có thể đề xuất một số biện pháp bạn có thể thực hiện cho trẻ tại nhà bao gồm: giữ cho người trẻ thẳng đứng sau khi cho ăn; cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ; vuốt hoặc vỗ lưng cho trẻ; pha sữa đặc hơn bằng cách thêm bột ngũ cốc…

Bác sỹ có thể đề xuất việc loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn của trẻ nếu bạn đang cho con bú hoặc chuyển sang một sản phẩm công thức giảm yếu tố dị ứng, do các triệu chứng trào ngược có thể là hậu quả của tình trạng không dung nạp với một số protein sữa.

Nếu các biện pháp nêu trên không hiệu quả, bác sỹ có thể kê cho trẻ một số thuốc. Một số trẻ đáp ứng ngay lập tức với các thuốc kháng acid hay ngăn tiết acid. (Lưu ý là không bao giờ được cho trẻ sử dụng những thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sỹ). Trẻ có thể sẽ phải sử dụng thuốc trong vòng vài tháng.

Nếu các thuốc vẫn không phát huy tác dụng, bác sỹ sẽ thực hiện các xét nghiệm hoặc giới thiệu bạn với một chuyên gia tiêu hóa để điều trị cho trẻ.

Các xét nghiệm có thể bao gồm: chụp X quang đường tiêu hóa trên. Hình ảnh X quang sẽ cho biết trẻ có gặp vấn đề gì về giải phẫu mà có ảnh hưởng đến việc nhai nuốt hay không.

Bác sỹ có thể thực hiện thủ thuật nội soi đường tiêu hóa, bao gồm cả việc lấy một số mẫu sinh thiết. Đây là một thủ thuật được thực hiện trong điều trị nội trú trong đó, trẻ sẽ được gây ngủ và luồn một camera nhỏ xuống thực quản, dạ dày và đôi khi xuống ruột non để kiểm tra xem đường tiêu hóa của trẻ có bị viêm nhiễm hay tổn thương hay không.

Một xét nghiệm khác gọi là theo dõi pH thực quản 24 h. Trong xét nghiệm này, trẻ sẽ được lưu lại bệnh viện qua đêm, một ống rất nhỏ được luồn qua mũi xuống thực quản và theo dõi trong 24 h. Phương pháp này giúp xác định tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt trào ngược dạ dày – thực quản cũng như nhịp thở và nhịp tim của trẻ.

Nếu trẻ tiếp tục nôn trớ nhiều, trẻ sẽ được theo dõi về cân nặng. Một số trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản không thể tăng cân bởi trẻ không có khả năng tiêu hóa tốt thức ăn. Một số khác bị mất vị giác do acid trào ngược vào thực quản có thể làm tổn thương cổ họng và thậm chí khiến cho trẻ gặp khó khăn khi nuốt.

Ngoài ra, nếu các thành phần trong dạ dày bị tràn vào mũi hoặc phổi, trẻ có thể bị mắc một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho vào ban đêm, viêm xoang hoặc viêm tai. Acid dịch vị cũng có thể gây hủy hoại men răng.

Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em

Bạn có thể làm gì để giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ

Hãy cố gắng giữ cho trẻ thẳng người sau khi ăn và sau khi ăn (không nên cho trẻ đi nằm ngay để ngủ hoặc thay tã sau khi ăn).

Cho trẻ bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn mỗi lần cho ăn. Bạn có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với tần suất nhiều hơn và lưu ý nên xoa và vỗ nhẹ lưng cho trẻ để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc làm đặc thêm các loại sữa bằng cách trộn thêm với ngũ cốc dinh dưỡng để làm giảm tình trạng trào ngược ở trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là một biện pháp giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

Các chuyên gia không khuyến cáo việc cho trẻ ngủ trong ghế ô tô do việc này có thể gây thêm áp lực lên dạ dày của trẻ và dẫn đến nguy cơ trào ngược acid. Trên thực tế, bác sỹ khuyên không nên cho trẻ ngủ trong ghế ô tô, những chiếc ghế có tính đàn hồi, rung lắc do những thiết bị này chưa được nghiên cứu để sử dụng cho mục đích đó. Chúng có thể lắp đặt thêm những miếng đệm làm tăng nguy cơ ngộp thở khi ngủ ở trẻ.

Ngoài ra, mặc dù việc cho trẻ nằm sấp có thể làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản nhưng các bác sỹ không khuyến cáo bởi nó làm gia tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan