Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 41

Bé đã hiểu tất cả những từ hay cụm từ đơn giản. Đây là thời điểm quan trọng để bạn tăng cường việc trò chuyện cùng bé. Bạn có thể dựa vào những từ bập bẹ của bé, đoán ý bé, và lặp lại ý đó bằng ngôn ngữ của người lớn. Ví dụ: nếu bé chỉ vào món đồ chơi và nói...

Bé phát triển như thế nào?

Trò chuyện cùng “bé líu lo”

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 41

Bé đã hiểu tất cả những từ hay cụm từ đơn giản. Đây là thời điểm quan trọng để bạn tăng cường việc trò chuyện cùng bé. Bạn có thể dựa vào những từ bập bẹ của bé, đoán ý bé, và lặp lại ý đó bằng ngôn ngữ của người lớn. Ví dụ: nếu bé chỉ vào món đồ chơi và nói “cha cha”, bạn có thể hỏi lại bé “Con muốn cái này hả?” rồi chờ bé hồi đáp. Trong giai đoạn này, tránh ép bé nói quá nhiều. Mặc dù bé nói nghe rất vui tai nhưng nghe mới là phương thức thúc đẩy sự phát triển của bé  diễn ra nhanh hơn.
Có thể bạn sẽ thấy ngớ ngẩn nhưng trò chuyện cùng con lúc này là cách tốt nhất để thúc đẩy phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé. Khi bé bi bô nói một câu vô nghĩa, hãy phản ứng lại một cách hào hứng như: “Vậy hả con?” “Hay quá nhỉ?”...Bé hẳn sẽ thấy rất vui vẻ và tiếp tục nói vì bé biết bạn đang lắng nghe bé.
Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ nhận ra rằng bạn hiểu rõ từ ngữ và cử chỉ của bé, mặc dù vẫn còn bất đồng ngôn ngữ. Khi bé thích hoặc chỉ vào một vật gì đó, ngoài đưa vật đó cho bé, bạn cũng nên nói rõ tên món đồ vật đó, rồi một ngày bé sẽ học được cách gọi tên chính xác những đồ vật này.
Hãy nói cho bé về những công việc bạn làm hàng ngày, như cách bạn ủi đồ hay nấu đồ ăn tối cho bé. Giải thích và nói rõ cho bé những chuyện bạn và bé sắp thực hiện như cùng nhau đi công viên chẳng hạn.
Bạn cũng có thể hát cho bé nghe những bài hát có giai điệu dễ thương và đơn giản, múa minh họa cho những hành động hay những vật, con vật có trong bài hát, từ đó bé học được những cụm từ và từ khóa quan trọng.
Bé sẽ sớm nhận ra mối quan hệ tương tác của các sự vật xung quanh. Chẳng bao lâu nữa, bé sẽ biết vỗ tay khi nhìn thấy bạn làm mẫu trước, biết chỉ vào bạn và nói “mama” hoặc nhìn vào bố rồi gọi “baba”.

Tìm hiểu về: Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 41

Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ, trong đó bé có triệu chứng tạm thời hoặc liên tục ngừng thở khi đang ngủ. Nguyên nhân làm chặn đường thở trên hoặc ngăn không cho bé thở đúng cách có thể là do: vòm họng bị mở rộng và amidan, bé thường xuyên bị bệnh, do dị ứng, cằm lùi, hở hàm ếch, hoặc do hệ thần kinh kém phát triển. Bé sinh non hoặc bé mắc những hội chứng như bại não, Down thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Làm sao biết bé có mắc bệnh hay không?

Một em bé bị ngưng thở khi ngủ có thể ngáy to, thở hổn hển, hay ho; khó thở hoặc có dấu hiệu ngừng dài giữa hai hơi thở liên tiếp, hay bồn chồn hoặc đổ mồ hôi trộm. Trong đó, ngáy đôi khi là hiện tượng bình thường, không liên quan đến chứng ngưng thở. Bé bị ngưng thở khi ngủ thường thức dậy nhiều lần trong đêm, nên ban ngày bé luôn có vẻ buồn ngủ. Bệnh ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe liên quan bao gồm cái vấn đề với amidan hoặc vòm họng, cũng như bé không tăng cân.

Phải làm gì khi bé mắc bệnh?

Đến gặp và nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của bé. Nên tìm đến những bác sĩ chuyên về giấc ngủ hoặc khoa tai mũi họng. Nếu bệnh liên quan đến amidan hoặc vòm họng, bé có thể sẽ được đề nghị phẫu thuật. Ngưng thở qua đêm có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, các vấn đề liên quan đến năng lực học tập và hành vi, vì vậy, cần có những biện pháp nhanh chóng xử lí.

Cuộc sống của bạn: Tránh chấn thương khi bế bé

Dành cho năm đầu đời của bé tuần 41

Bé phát triển ngày càng nhanh đồng nghĩa với việc bế bé sẽ ngày càng khó khăn và nặng nhọc, cũng như tiềm tàng nguy cơ gây căng cơ. Nhưng nếu thận trọng, bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ gây thương tích cũng như đau đớn:

  • Khi nâng bé lên, luôn luôn bắt đầu bằng cách cong gối và cúi người, tránh gập mạnh phần thắt lưng.
  • Nếu bạn ôm bé khi đang ngồi, thì nên ngồi thẳng lưng trên một cái ghế có tay vịn để hỗ trợ, tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Bạn có thể sử dụng gối dựa để hỗ trợ thêm.
  • Những khi bạn muốn mang theo bé khi di chuyển, nên chuẩn bị địu trẻ em để phân bổ trọng lượng của bé nhằm giảm nguy cơ gây cho bạn chứng căng cơ cổ và lưng.
  • Để ngăn ngừa đau cổ tay, thường xuyên thay đổi tay bế bé để không gây áp lực quá lớn cho một bên cổ tay. Sử dụng thanh nẹp nếu bạn có tiền sử chấn thương cổ tay.
  • Đây cũng là thời điểm tốt để bạn luyện cơ lưng, hãy tìm kiếm những bài tập kéo, và tăng cường được thiết kế riêng cho cơ lưng.
  • Trường hợp bạn bị căng cơ, có thể tắm nước ấm và mát-xa để xoa dịu vùng bị chấn thương, hoặc có thể uống thuốc giảm đau được kê toa để giảm đau...

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 07-06-2018 -

Bài viết liên quan