Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 25

Bé tập lăn về một bên nhờ tay và cổ đã cứng cáp hơn - đây là mốc phát triển có thể khiến bạn thích thú và ngạc nhiên đấy. Bé có thể chọn lăn là cách di chuyển chính trong một khoảng thời gian, hoặc bỏ qua giai đoạn này mà chuyển qua ngồi, trườn và bò luôn...

Bé phát triển như thế nào?

Lăn, lăn và lăn

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 25

Bé tập lăn về một bên nhờ tay và cổ đã cứng cáp hơn - đây là mốc phát triển có thể khiến bạn thích thú và ngạc nhiên đấy. Bé có thể chọn lăn là cách di chuyển chính trong một khoảng thời gian, hoặc bỏ qua giai đoạn này mà chuyển qua ngồi, trườn và bò luôn. Bạn đừng quá lo lắng miễn là bé vẫn tiếp tục học các kỹ năng mới và tỏ ra thích thú khi di chuyển và khám phá mọi thứ xung quanh.
Đối với bé, lăn qua lăn lại thật là thú vị nhưng với bạn đó lại là sự phiền toái. Hãy giữ bé cẩn thận trong lúc thay tã và không bao giờ để bé một mình trên giường hoặc bất cứ chỗ nào cách xa mặt đất mà không để mắt tới bé.

Chuyên gia gây chú ý

Ở tuổi này, bé không chỉ chăm chú nhìn người khác mà còn gây chú ý với mọi người xung quanh. Bạn sẽ sớm dè chừng với người lạ, nhưng bé thì chưa: Chỉ cần tiếp xúc với bé bằng ánh mắt trìu mến hoặc nụ cười tỏa nắng đều có thể trở thành bạn bé ngay. Nhưng bạn đừng lo lắng vì bé vẫn cần và khao khát tình yêu thương cũng như sự quan tâm của bạn.
Bé cũng biết rằng những hành động của bé, dù cho bạn có thích hay không, đều khiến bạn quan tâm đến bé, vì thế từ giờ trở đi bé sẽ làm mọi thứ để gây chú ý với bạn. Thời điểm này hầu như mọi việc bé làm đều rất đáng yêu, nhưng lớn hơn một chút, bé có thể bày ra nhiều trò nghịch ngợm để xem phản ứng của bạn như thế nào. Bạn đừng quen khen ngợi khi bé ngoan ngoãn. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu dạy bé về những điều đúng đắn và những hành vi sai trái.
Không chỉ có khóc, bé bắt đầu làm nhiều hành động gây chú ý hơn, chẳng hạn như vặn vẹo, uốn éo, làm ồn, thổi phì phì... Trong 3 tháng tới, bé sẽ có cách riêng để cho bạn biết bé nghĩ gì, muốn gì và cần gì.

Quần áo phù hợp

Khi bé trở nên năng động và hoạt bát hơn, bé sẽ thích mặc đồ thoải mái. Bạn nên chọn chất liệu vải mềm mại để không cọ xát làm trầy da bé khi di chuyển. Quần áo rộng rãi, co giãn tốt và thoáng khí cũng là lựa chọn phù hợp cho những bé tràn đầy năng lượng.
Tránh sử dụng quần áo có đường may thô hoặc cẩu thả; có dây cột dài, nút, hoặc nơ (có thể khiến bé bị hóc và ngạt thở) và bất kỳ thứ gì khiến bé cảm thấy vướng víu khi ngủ, bò, chơi hoặc trong các hoạt động thông thường khác.

Phân của bé

Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy phân của bé đổi màu và có mùi khi bé bắt đầu ăn dặm. Nếu phân của bé quá rắn, hãy đổi sang các loại rau củ, trái cây khác và ngũ cốc lúa mì hoặc lúa mạch (gạo, chuối và sốt táo có thể gây táo bón).

Hen suyễn

Hen suyễn là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 25

Hen suyễn, bệnh mãn tính nghiêm trọng thường gặp nhất ở trẻ em, là tình trạng viêm và hẹp đường hô hấp gây khó thở. Bệnh nhân có thể lên cơn hen do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật; các chất gây ô nhiễm không khí (bao gồm khói thuốc lá hoặc mùi sơn); nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút; và do ít tập thể dục hoặc nhiễm khí lạnh. Mặc dù hen suyễn là một bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng hầu hết trẻ em mắc bệnh vẫn có sống và sinh hoạt bình thường nếu được theo dõi sức khỏe cẩn thận. Mức độ nghiêm trọng thường sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và đường hô hấp mở rộng hơn.

Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh hen suyễn

Bé có thể mắc bệnh hen suyễn nếu ho nhiều (đặc biệt là vào ban đêm), bị dị ứng, chàm eczema, hoặc gia đình có người từng mắc bệnh. Các dấu hiệu bao gồm thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè, có tiếng rít khi thở ra, thở co kéo các cơ lồng ngực, cánh mũi phập phồng mỗi lần thở, mệt mỏi và da xanh xao.
Nếu nghi ngờ bé bị hen suyễn hoặc khó thở - nhất là khi bé co kéo vùng cổ, vùng xung quanh xương sườn hoặc bụng khi hít vào hoặc khò khè khi thở ra - lập tức đưa bé đến phòng cấp cứu. Gọi giúp đỡ khẩn cấp nếu môi và móng tay bé xuất hiện màu xanh hoặc nếu bé hôn mê, không tỉnh táo hay kích động.
Thông thường cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thở khó khè, nhưng nếu trẻ ho dai dẳng vào ban đêm thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa nếu bé không ngủ được vì thở khò khè, ho, hoặc khó thở.

Tôi nên làm gì nếu bé mắc bệnh hen suyễn?

Nếu được chẩn đoán là mắc bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ gợi ý nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khởi phát cơn hen - có thể là do bệnh về đường hô hấp hoặc tác nhân từ môi trường, chẳng hạn như các chất gây dị ứng hoặc khói thuốc lá.
Thử sử dụng máy phun hơi nước, kê đầu và cổ bé lên khoảng 30 độ khi ngủ (bằng cách gấp một cái khăn đặt dưới đầu bé).
Kiểm tra dị ứng cũng có lợi, giúp bạn loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường. Bạn có thể cân nhắc bỏ thảm, rèm cửa và thú nhồi bông ra khỏi phòng bé để giảm bụi bẩn và giảm khả năng bé tiếp xúc với bụi bẩn. Bạn cũng cần hướng dẫn những người chăm sóc bé về bệnh hen suyễn và cách điều trị.
Phương pháp điều trị bao gồm thuốc làm giãn phế quản, thuốc kháng viêm để giảm viêm đường hô hấp, thuốc kháng sinh nếu có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng thứ cấp, đồng thời cần xác định và ngăn chặn tác nhân gây dị ứng.

Cuộc sống của bạn: Thói quen ăn uống lành mạnh

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 25

Chăm sóc một em bé làm bạn mệt mỏi. Và thức ăn khó tiêu có thể khiến bạn buồn ngủ, vì thế hãy ăn nhẹ vào bữa chính và bữa phụ nhưng đủ dinh dưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
- Đừng bỏ bữa sáng. Khi đang vội, bạn rất dễ bỏ bữa ăn sáng nhưng đừng quên cơ thể bạn cần nạp năng lượng để làm việc - nhất là sau một đêm không ngủ. Thực phẩm giàu chất đạm như trứng, và tinh bột với chất sắt có trong yến mạch, hạt óc chó và nho khô sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn cả buổi sáng.
- Ăn nhiều rau và trái cây. Bảo quản sẵn rau củ và trái cây trong tủ lạnh hoặc trên kệ. Kết hợp đa dạng các loại rau và trái cây trong bữa ăn. Hoặc làm các món sinh tố từ trái cây tươi hoặc trái cây đông lạnh, nước trái cây hoặc sữa tươi và sữa chua.
- Chọn thực phẩm bổ dưỡng thay vì đồ ăn vặt. Sau khi ăn khoai tây chiên hoặc bánh kẹo, năng lượng bị đốt cháy nhanh chóng khiến bạn cảm thấy uể oải hơn cả lúc trước khi ăn. Hãy chọn lựa các loại thực phẩm nhiều năng lượng và bổ dưỡng khác như hạt hạnh nhân hoặc đậu phộng, sữa chua có hàm lượng protein cao, trái cây sấy, nho khô, hạt bí hoặc hạt hướng dương, các loại hạt khác và sô cô la.
- Tính toán lượng carbs (carbohydrates) tiêu thụ. Trong những năm gần đây tinh bột được đánh giá là không có lợi cho sức khỏe, nhưng nó là nguồn năng lượng tốt cho bạn nếu ăn với lượng vừa phải và có chọn lọc. Hãy thử các loại mì hoặc nui từ bột mì nguyên cám, bột yến mạch, bánh mì và  bánh quy giòn.
- Chọn thức uống tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước. Chú ý đến lượng đường khi dùng nước ép trái cây, soda, cà phê hoặc các thức uống chứa năng lượng khác, đặc biệt trong thời gian bạn đang cho con bú.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan