Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 31

Như hầu hết các bé ở độ tuổi này, con bạn bắt đầu có những biểu hiện lo lắng khi không có mẹ bên cạnh. Nỗi sợ người lạ là dấu hiệu cho thấy hiểu biết của bé về thế giới xung quanh ngày càng phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Bé bắt đầu sợ xa mẹ

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 31

Như hầu hết các bé ở độ tuổi này, con bạn bắt đầu có những biểu hiện lo lắng khi không có mẹ bên cạnh. Nỗi sợ người lạ là dấu hiệu cho thấy hiểu biết của bé về thế giới xung quanh ngày càng phát triển.
Trước đây, khi bạn rời khỏi phòng, bé hiếm khi nhận ra. Nhưng bây giờ thì khác, bé có thể hình dung ra bạn, nhớ bạn và bật khóc ngay khi bạn đi khỏi.
Bé miễn cưỡng không muốn rời xa bạn có thể khiến bạn vui hoặc đôi lúc làm bạn thấy bực bội. Nếu bạn có công chuyện phải đi và để bé ở nhà, hãy ôm hôn bé thật nhiều trước khi ra khỏi cửa và nói với bé rằng bạn sẽ về sớm. Bé không thể hiểu được bạn sẽ trở về nhà trong một tiếng đồng hồ nữa, nhưng tình yêu và tình cảm bạn dành cho bé sẽ giúp dễ chịu và an tâm hơn khi bạn vắng nhà.
Bạn cũng nên cố gắng tạo thói quen chào tạm biệt bé mỗi khi ra ngoài để bé biết và cảm thấy tin tưởng. Với cách này, mỗi khi không có cha mẹ bên cạnh, ít nhất bé cũng cảm thấy vui vẻ với người thân chăm sóc bé.
Lưu ý: Ngay cả khi ngủ ngon giấc cả đêm, thì bé vẫn có thể tỉnh giấc đều đặn nếu lo sợ phải xa cha mẹ - hai việc này dường như có liên hệ với nhau.

Mọc răng

Có bé mọc răng sớm khi được 3 tháng tuổi nhưng cũng có bé đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Hầu hết các bé sẽ nhú chiếc răng sữa đầu tiên (thường là hai răng cửa hàm dưới) trong khoảng 4 - 7 tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu hai răng cửa mọc thưa nhau. Răng của bé thường mọc xô lệch nhưng khoảng trống giữa các răng thường sẽ biến mất khi bé lên 3 - sau khi đã đủ 20 chiếc răng sữa.
Khi mới bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nước dãi nhiều hơn và hay kêu ê a, đó là do bé đang tập làm quen với những thứ mới lạ trong miệng mình.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, cho bé gặm một thứ gì đó chẳng hạn như vòng ngậm mọc răng hay khăn lạnh. Bé cũng sẽ dễ chịu hơn khi ăn những thức ăn lạnh như yogurt hoặc nước ép táo (nếu bé đang ăn dặm). Cho bé một miếng bánh quy không đường và cứng để gặm cũng là một cách hay.

Hóc dị vật - nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhìn bằng mắt có thể biết bé bị nghẹn không?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 31

Câu trả lời là có. Hóc dị vật xảy ra khi bé cố gắng hít thở hoặc làm bật ra một vật gì đó làm tắc đường thở của bé. Bé có thể bị nghẹn nếu bạn thấy bé khó thở, phát ra âm thanh kỳ lạ, hoặc nôn khan, ho, thở khò khè. Da bé chuyển sang màu đỏ hoặc xanh và bé mất tỉnh táo.

Làm gì khi bé có dấu hiệu bị nghẹn?

Nếu bé có thể ho, khóc hoặc nói và dường như vẫn thở được, thì đường thở của bé chưa bị tắc hoàn toàn. Trường hợp bé có thể tự hết nghẹn, điều tốt nhất bạn nên làm là bình tĩnh và động viên bé. Nhưng nếu bé thở hổn hển, mặt chuyển từ màu đỏ sang xanh, trông hoảng sợ (mắt trợn lên và miệng mở to), hoặc bắt đầu mất dần ý thức, lập tức gọi lớn để nhờ người giúp đỡ và gọi cấp cứu trong khi cố gắng khai thông đường thở cho bé. Để biết chính xác cần phải làm gì, xem hướng dẫn sơ cứu cho trẻ sơ sinh bị hóc dị vật và CPR (có hình minh họa).

Biện pháp phòng ngừa nghẹn ở trẻ

Cho bé ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi (thức ăn nghiền hoặc ép và đồ ăn dặm an toàn như bánh quy ăn dặm và ngũ cốc hình O), quan sát bé khi ăn (không cho bé ăn vội và ăn trong xe), và luôn đặt bé ngồi thẳng khi ăn. Không cho bé chơi với đồ chơi, các vật dụng có nhiều chi tiết nhỏ, hoặc chai phấn rôm trẻ em. Làm theo hướng dẫn về đồ chơi cho trẻ theo độ tuổi - dựa trên sự an toàn bên cạnh giá trị giáo dục và kỹ năng phát triển. Không sử dụng thuốc vệ sinh răng miệng cho trẻ, vì nó có thể gây ra phản xạ buồn nôn hay phản xạ hầu họng ( gag reflex là phản xạ gây ra khi có vật chạm vào phần sau của lưỡi hay họng). Nghẹn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ, vì thế cha mẹ và người chăm trẻ cần trang bị đầy đủ kiến thức về CPR (hồi sức tim phổi cho trẻ - hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực).

Làm gì khi nghi ngờ trẻ nuốt phải vật lạ?

Việc trẻ con nuốt phải những vật nhỏ như đồng xu là rất phổ biến. Những vật này đi qua đường ruột mà không gây tổn thương cho bé. Nhưng nếu bạn để ý thấy bé chảy nước dãi quá mức hoặc không thể nuốt, đột ngột bỏ ăn, hoặc nếu bé có biểu hiện đau ở chỗ có vật bị mắc kẹt, gọi bác sĩ Nhi khoa trực tuyến hoặc đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.

Cuộc sống của bạn: Đừng lúc nào cũng ở bên cạnh bé

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 31

Không chỉ bạn mà rất nhiều bà mẹ vẫn chưa thuê người chăm sóc bé hoặc đi làm lại. Thỉnh thoảng bạn cũng nên xa bé một lúc - không phải vì bản thân bạn thì cũng vì bé. Việc xa bé tạm thời sẽ giúp bé làm quen với người khác và dễ thích nghi, hòa đồng hơn - thậm chí giúp bé không cảm thấy sợ hãi khi xa mẹ.
Bạn cũng không nên đi ra ngoài quá lâu. Chỉ cần 1 tiếng đồng hồ cho công việc hoặc một bộ phim - một khoảng thời gian ngắn đủ để bé thức dậy và nhận ra rằng bạn không có ở nhà là đã thành công. Còn bạn sẽ nhận ra rằng mọi chuyện cũng không quá tồi tệ nếu bạn không ở bên cạnh bé.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan