Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em (AAP hướng dẫn thực hành lâm sàng)

Các nhà lâm sàng nên chẩn đoán viêm tai giữa cấp (AOM) khi có sự hiện diện của sự căng phồng màng nhĩ mức độ trung bình đến nặng hoặc có chảy dịch ra tai (mới khởi phát) không gây ra bởi viêm ống tai ngoài.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Sau đây là hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em của AAP:

1A. Các nhà lâm sàng nên chẩn đoán viêm tai giữa cấp (AOM) khi có sự hiện diện của sự căng phồng màng nhĩ mức độ trung bình đến nặng hoặc có chảy dịch ra tai (mới khởi phát) không gây ra bởi viêm ống tai ngoài (B, Recommendation).

1B. Các nhà lâm sàng nên chẩn đoán AOM nếu có sự hiện diện của sự căng phồng màng nhĩ nhẹ và mới khởi phát triệu chứng đau tai (trong vòng 48 giờ). Biểu hiện đau tai: nắm tai, giật tai, cọ xát tai... ở những trẻ chưa biết nói hoặc màng nhĩ rất đỏ (C, Recommendation).

1C. Các nhà lâm sàng không nên chẩn đoán AOM ở trẻ em mà không có sự hiện diện dịch bên trong tai giữa (dựa vào nội soi tai hoặc đo áp lực màng nhĩ) (B, Recommendation).

2. Việc điều trị AOM cũng nên tính đến triệu chứng đau tai. Nếu có sự hiện diện của đau tai thì các nhà lâm sàng nên cho thuốc giảm đau (B, Strong Recommendation).

3A. Viêm tai giữa nặng: Các nhà lâm sàng nên kê thuốc kháng sinh để điều trị (dù viêm một bên hay hai bên ) - cho trẻ em trên 6 tháng có các dấu hiệu, triệu chứng nặng như: đau tai mức độ trung bình đến nặng, đau tai quá 48 giờ, sốt từ 39 độ trở lên (B, strong).

3B. Viêm tai giữa hai bên không nặng ở trẻ nhỏ: các nhà lâm sàng nên kê kháng sinh cho trẻ nhỏ từ 6 - 23 tháng bị viêm tai giữa hai bên dù không có dấu hiệu nặng (đau tai nhẹ, đau < 48 giờ, sốt < 39 độ) ( B, Reccomendation).

3C. Viêm tai giữa không nặng một bên ở trẻ nhỏ. Các nhà lâm sàng có thể kê kháng sinh hoặc theo dõi sát với sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc đối với trẻ 6 - 23 tháng nếu sau 48 - 72 giờ các triệu chứng không giảm hoặc nặng lên thì kê kháng sinh (B, Recommendation).

3D. Viêm tai giữa không nặng ở trẻ trên 2 tuổi. Các nhà lâm sàng có thể kê kháng sinh hoặc theo dõi sát với sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc đối với trẻ trên 2 tuổi không có dấu hiệu nặng. Nếu sau 48 - 72 giờ các triệu chứng không giảm hoặc nặng lên thì kê kháng sinh (B, Recommendation).

4A. Các nhà lâm sàng nếu quyết định điều trị kháng sinh thì nên kê Amoxiccilin nếu trong vòng 30 ngày qua trẻ không sử dụng kháng sinh này, không có viêm kết mạc mủ, không dị ứng với penicillin (B, Recommendation).

4B. Các nhà lâm sàng nếu quyết định điều trị kháng sinh thì nên kê một kháng sinh nhóm Cephelosporin nếu trong vòng 30 ngày qua trẻ CÓ sử dụng Amoxiccilin, có kèm viêm kết mạc mủ, có tiền sử viêm tai giữa tái phát không đáp ứng với amoxccilin (C, Recommendation).

4C. Các nhà lâm sàng nên đánh giá lại đứa trẻ trong vòng 48 - 72 giờ nếu người chăm sóc trẻ báo cáo rằng các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, khi đó sự thay đổi liệu pháp kháng sinh là cần thiết (B, Recommendation).

5A. Các nhà lâm sàng không nên kê kháng sinh dự phòng để làm giảm số đợt viêm tai giữa cấp ở những trẻ bị viêm tai giữa tái phái nhiều lần (B, Recommendation).

5B. Các nhà lâm sàng nên chỉ định đặt ống thông khí màng nhĩ nếu trẻ bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần: 3 lần trong vòng 6 tháng, 4 lần trong vòng 1 năm hoặc 1 lần nếu trước 6 tháng (B, Recommendation).

6A. Các nhà lâm sàng nên khuyến cáo tiêm chủng vaccine phế cầu cho tất cả trẻ em theo lịch tiêm chủng của CDC, AAP, AAFP (B, strong Recommendation).

6B. Các nhà lâm sàng nên khuyến cáo chích ngùa cúm thường qui cho tất cả trẻ em theo lịch tiêm chủng của CDC, AAP, AAFP (B, Recommendation).

6C. Các nhà lâm sàng nên khuyến cáo các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời B, Recommendation).

6D. Các nhà lâm sàng nên khuyên phụ huynh để con tránh xa khói thuốc lá (C, Recommendation).

Chú thích:

A,B,C,D…: Chất lượng bằng chứng
Strong, redcommendation, weak: độ mạnh khuyến cáo (mạnh, khuyến cáo, yếu...)

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan