Cẩm nang mang thai - Thai kỳ tuần thứ 9

“Cư dân” mới dài gần 1 cm - kích thước của một quả nho - và nặng chỉ mấy gram. Càng lúc trông bé càng giống trẻ sơ sinh hơn. Tất cả là nhờ hình dáng của các bộ phận trên cơ thể, mặc dù sẽ còn có rất nhiều thay đổi trong những tháng tới. Những thay đổi
mang-thai-tuan-9

Bé đang phát triển thế nào?

“Cư dân” mới dài gần 1 cm - kích thước của một quả nho - và nặng chỉ mấy gram. Càng lúc trông bé càng giống trẻ sơ sinh hơn. Tất cả là nhờ hình dáng của các bộ phận trên cơ thể, mặc dù sẽ còn có rất nhiều thay đổi trong những tháng tới. Những thay đổi khác: tim hoàn tất công tác phân chia thành bốn ngăn, và các van đã bắt đầu hình thành - răng cũng vậy. Các phôi 'đuôi' đã hoàn toàn biến mất. Các cơ quan, cơ bắp và thần kinh của bé đang bắt đầu được hình thành. Các cơ quan sinh dục bên ngoài đã có nhưng chúng chưa có nhiều khác biệt trong một vài tuần nữa. Đôi mắt đã được hình thành, nhưng mí mắt luôn đóng chặt và sẽ không mở cho đến tận 27 tuần. Bé có dái tai, miệng, mũi nhỏ xíu và lỗ mũi đã rõ rệt hơn. Nhau thai được phát triển đủ để thực hiện hầu hết các chức năng vô cùng quan trọng: sản xuất kích thích tố. Bây giờ, khi mà sự phát triển sinh lý cơ bản đã hoàn thành, bé đã sắp sửa tăng cân nhanh chóng rồi đấy!

mang-thai-tuan-9-2

Cuộc sống của bạn đang thay đổi ra sao?

Bạn vẫn có thể trông chưa giống như đang có bầu, ngay cả khi vòng eo đã to lên một chút. Nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận là mình đang có thai. Không chỉ do ốm nghén và các triệu chứng thể chất khác đang được đẩy đến cao trào đối với hầu hết phụ nữ ở giai đoạn này, mà có thể còn do bạn nhận thấy cảm xúc của mình rất thất thường.
Nếu tâm trạng thay đổi thường xuyên ở giai đoạn này - điều đó hoàn toàn bình thường, ai cũng sẽ vừa phấn chấn vừa sợ hãi với việc sắp trở thành cha mẹ. Hãy cho phép mình được như thế. Hầu hết phụ nữ đều thấy rằng tâm trạng họ cực phấn chấn lúc thai kỳ của họ vào khoảng 6 - 10 tuần, sau đó giảm bớt trong quý thứ hai, và lại xuất hiện nhiều cảm xúc dâng trào khi tiến gần về cuối thai kỳ.




Tôi đợi hết tam cá nguyệt đầu tiên mới nói với sếp của mình. Đó là lúc tôi không còn lo lắng về điều gì đó có thể xảy ra với bé và có thời gian hơn để suy nghĩ về kế hoạch nghỉ thai sản. - Kristin



Quyết định:  Khi nào thì nên thông báo với công ty?

Một số phụ nữ thông báo ngay lập tức. Những người khác lại chờ càng lâu càng tốt vì họ sợ rằng việc mang thai của họ sẽ ảnh hưởng đến cách sếp hoặc đồng nghiệp đối xử với họ. Nhiều phụ nữ chờ đến tam cá nguyệt thứ hai, khi thai kỳ diễn ra tốt đẹp và nguy cơ sẩy thai đã được giảm đáng kể. Thời điểm nào là tốt nhất với bạn? Dưới đây là một số yếu tố để bạn xem xét:
Bạn có gặp bất kỳ biến chứng nào không? Nếu có, và bạn phải thường xuyên đi khám hoặc là rất bận rộn, bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu bạn nói với đồng nghiệp sớm một chút.
Bạn có mệt mỏi lắm không? Nếu bạn bị buồn nôn gần như liên tục, bạn có thể nói với cấp trên về việc mang thai sớm hơn ý muốn thực sự của bản thân. Trước khi bạn nói, hãy tìm ra những gì bạn muốn: Trợ cấp? Thời gian nghỉ? Một lịch trình linh hoạt cho đến khi bạn vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất? Hãy đề xuất những gì bạn cần và sau đó hãy chấn an cấp trên rằng hầu hết phụ nữ sẽ đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối tháng thứ ba.
Công việc của bạn có vất vả hoặc nguy hiểm không? Vì lợi ích của bé và của riêng bạn, có thể bạn sẽ muốn thu xếp sớm. Hãy thông báo ngay lập tức và nói chuyện về việc thay đổi công việc/vị trí kịp thời nhé.
Cấp trên và các đồng nghiệp của bạn có sẵn lòng hỗ trợ không? Điều này sẽ phụ thuộc vào văn hóa làm việc tại công ty của bạn, mức độ công việc bị ảnh hưởng khi những người phụ nữ mang thai, và mối quan hệ của bạn với cấp trên của bạn. Nếu bạn tự tin rằng công ty của bạn sẽ xử lý các tình huống một cách chuyên nghiệp, thông báo có thai sớm có nghĩa là bạn có thể tận dụng được lợi thế của bất kỳ dịch vụ/ưu đãi nào đó của công ty để giúp cho các nhân viên nữ có thai được khỏe mạnh và ít căng thẳng hơn.
Thật không may, một số công ty lại có vẻ nhận thức chưa đúng và đủ về tình huống các nhân viên mang thai. Nếu bạn lo ngại về phản ứng của sếp, hãy thận trọng, xem xét và chờ đợi cho đến khi bạn không thể giấu được nữa. Bạn cũng có thể nên hỏi thăm từ một người đồng nghiệp đã từng có thai ở công ty để biết công ty đã ứng xử với cô ấy như thế nào.
Cuối cùng, hãy ý thức đủ về quyền lợi hợp pháp của mình. Luật lao động của Việt Nam có rất nhiều điều khoản bảo vệ cho lao động nữ khi họ mang thai.
Hầu hết phụ nữ phải làm gì? Thông tin dưới đây là được thu thập từ hàng ngàn thành viên BabyCenter:

  • 23% thông báo gần như ngay lập tức.
  • 23% chờ đợi một vài tuần cho đến khi đồng nghiệp tự nhận ra.
  • 36% chờ đợi cho đến hết ba tháng đầu thai kỳ.
  • 14% chờ đợi cho đến khi họ không thể giấu được nữa.

Tin tốt lành: Đại đa số đã nhận được phản hồi tích cực - 83% nói rằng sếp của họ đã ủng hộ họ khi họ đã tiết lộ tin tức mang thai.

Hoạt động của tuần này

Bắt đầu kết nối với bé mỗi ngày. Diane Sanford, một nhà tâm lý học lâm sàng, người tập trung nghiên cứu việc mang thai và những thay đổi sau khi sinh đã khuyến khích phụ nữ dành ra hai lần, mỗi lần từ 5-10 phút một ngày để suy nghĩ về bé. Chỉ cần thực hiện 1 lần sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ cũng đã đủ tốt rồi. Lúc ấy, hãy ngồi yên lặng và nhẹ nhàng đặt bàn tay lên bụng. Tập trung vào hơi thở và sau đó bắt đầu suy nghĩ về bé (những hy vọng và giấc mơ, những ý định khi trở thành mẹ...). Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình liên kết và giúp bạn lên kế hoạch cho kế hoạch trở thành cha mẹ như bạn mong muốn.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bé hay mút tay ở giai đoạn này là tình trạng thường gặp. Ngậm mút tay là biểu hiện cho thấy bé đang đói. Ngoài ra, điều đó làm bé cảm thấy dễ chịu. Bé được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được
  • 09-06-2018
    Bé đã sử dụng hai chân của mình khá nhiều trong gần hai năm nay, và bây giờ, bé trở nên thành thục trong việc sử dụng đôi chân bé xinh của mình. Bé không còn phải phụ thuộc vào đôi bàn chân của mình để đẩy chiếc xe đạp nữa, bởi vì vào tháng thứ 32
  • 24-07-2018
    ​Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường gặp phải những vấn đề về cơ xương khớp như chuột rút, đau thắt lưng, đau gần xương chậu, đau cửa mình, đau phần mông, đùi và lan xuống nhức mỏi hai chân. Triệu chứng đau chân khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngại đi lại và mất ngủ.