Tại sao bé thích mút tay?

Bé hay mút tay ở giai đoạn này là tình trạng thường gặp. Ngậm mút tay là biểu hiện cho thấy bé đang đói. Ngoài ra, điều đó làm bé cảm thấy dễ chịu. Bé được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được

Tại sao bé thích mút tay? Tại sao mẹ bỏ tay ra thì gào khóc? Tại sao bé mút tay thường ít chịu bú? Làm sao để bé không còn mút tay nữa? ….Đây có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bỉm sữa. Nhìn con mút tay là chịu không nổi nhưng mẹ có biết con cũng khó chịu lắm nếu không được mút tay không. Cùng “giải mã” lý do đằng sau việc con hay mút tay nhé!

Thói quen mút tay của bé
(Ảnh minh họa)

Tại sao bé thích mút tay?

Bé hay mút tay ở giai đoạn này là tình trạng thường gặp. Ngậm mút tay là biểu hiện cho thấy bé đang đói. Ngoài ra, điều đó làm bé cảm thấy dễ chịu. Bé được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được ở gần mẹ. Đây là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ, ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần, thói quen mút tay sẽ hình thành, ngay cả khi bé không đói, khi bé đã lớn hoặc bé thôi bú.Phần lớn, bé sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 đến 2 tuổi. Nhưng sẽ có khoảng 15% số bé vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi. Lúc bé  ngậm mút tay sẽ kích thích não của bé sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh). Chất endophin giúp cơ thể bé được thư giãn, và tạo cho bé cảm giác thích thú. Tương tự như khi bé đang được ăn những món ăn mà bé yêu thích.Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng tuổi, phản xạ ngậm mút tay của bé sẽ giảm dần. Khoảng 70% đến 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái. Nhưng hầu hết các bé sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 đến 5 tuổi.

Bé mút tay lợi hay hại?

Bé mút tay khi bàn tay chưa được rửa sạch. Bé sẽ dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay, miệng. Như, bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun… Đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.Bé ngậm ngón tay quá sâu khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú.

Cách trị tật mút tay ở bé

Để giúp bé bỏ tật ngậm mút tay:
Với bé còn bú mẹ: nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói. Tránh thói quen bé tìm tay của mình để ngậm mút.
Nếu bé thỉnh thoảng mới mút tay: cha mẹ chỉ cần làm bé phân tâm. Lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.Ví dụ: Chơi với búp bê giúp bé cử động linh hoạt. Bạn khẽ đặt một con búp bê nhỏ gần bàn tay bé. Sau đó bạn hãy yêu cầu bé cầm lấy con búp bê. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bé sẽ cố hết sức đề túm lấy món đồ vật này, dù bé chưa hiểu hết yêu cầu của bạn. Mỗi lần bạn để món đồ chơi xa bé một chút, bé sẽ rướn người để với lấy món đồ này. Cứ lặp lại như vậy, bé sẽ dần xao nhãng và quên đi chuyện mút tay!

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan