Táo bón trong thai kỳ

Táo bón là vấn đề thường gặp trong suốt thời kì mang thai với khoảng 50% số phụ nữ mang thai bị táo bón.

Nguyên nhân

Một trong những thủ phạm chính gây táo bón là sự gia tăng hormon progesteron khi mang thai, dẫn đến làm giãn các cơ trơn, bao gồm cả cơ trơn đường tiêu hóa, làm cho thức ăn sẽ di chuyển trong đường ruột chậm lại.

Thêm vào đó, theo thời gian mang thai, tử cung phát triển to dần lên, làm tăng áp lực đè lên đại tràng.

Bổ sung sắt liều cao khi mang thai mang lại nhiều tác dụng cho bà mẹ và thai nhi nhưng lại có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Giải pháp

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để ngăn chặn và làm giảm táo bón:

  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, gạo lức, đậu và hoa quả tươi hằng ngày.
  • Uống đủ nước có thể làm giảm táo bón, tuy nhiên sẽ mất khá thời gian để táo bón thực sự được chữa khỏi.
  • Uống nhiều nước (uống đều đặn cả ngày đến khi phân bình thường): một ly nước hoa quả mỗi ngày, đặc biệt nước ép mận, rất hữu ích. Một số người thấy rằng một ly nước ấm uống ngay sau khi thức dậy cũng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Táo bón trong thai kỳ
  • Tập thể dục thường xuyên: đi bộ, bơi, đạp xe đạp tại chỗ, và tập yoga làm giảm táo bón cho mẹ mang thai đồng thời giúp cơ thể thư giãn hơn.
  • Nhu động ruột tăng trong và sau bữa ăn, vì cậy có thể bạn sẽ muốn đi ngoài sau khi ăn. Sẽ mất khá nhiều thời gian vì bạn đang bị táo bón, vì vậy cố gắng dành thời gian cho việc này ngay khi bạn thấy cần. Hãy chăm chú lắng nghe cơ thể. Đừng bao giờ cố nhịn khi cơ thể bảo bạn bạn cần được đi ngoài.
  • Viên vitamin tổng hợp mà nhiều bà mẹ thường uống trong thời kì mang thai có chứa hàm lượng sắt khá cao. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để đổi sang loại viên bổ sung có hàm lượng sắt thấp hơn.

Nếu những giải pháp trên không hiệu quả với bạn hoặc vì lí do nào đó bạn không thực hành được, hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có nên uống bổ sung chất xơ hoặc chất làm mềm phân được không.

Táo bón khi mang thai có nghiêm trọng không?

Tuy không nhiều nhưng thỉnh thoảng cũng có một vài trường hợp táo bón là triệu chứng của một bệnh khác nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị táo bón kèm với đau bụng, tiêu chảy, hoặc có máu trong phân hoặc chất nhầy, hãy đi khám ngay lập tức.

Bên cạnh đó, sự rặn quá mức để đẩy phân ra ngoài có thể dẫn đến trĩ. Trĩ gây cảm giác cực kì khó chịu mặc dù hiếm khi nguy hiểm. Trong đa số trường hợp, búi trĩ biến mất khá sớm sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc đi ngoài có máu đỏ tươi, hãy nhanh chóng đi khám.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mỗi loại trái cây đều có đặc thù khác nhau, vì thế khi cho bé ăn các bà mẹ nên cho bé ăn một cách khoa học. Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin quý giá, trái cây còn như một loại thuốc giúp trẻ em phòng tránh và điều trị nhiều loại bệnh trong
  • 21-11-2018

    Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tránh dùng nước ép trái cây trong năm đời của trẻ. Vì so với trái cây, lượng dinh dưỡng trong nước ép trái cây đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít hơn, đồng thời không giữ vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng của trẻ. Hệ thống Khám từ xa Wellcare.

  • 28-05-2018

    Ở trẻ em rất thường gặp các trường hợp hay kêu đau ở chân. Đó là cảm giác đau nhói ở các khớp nhưng không có vị trí rõ ràng. Đôi khi đau tập trung ở đầu gối. Khi trẻ đau ở chân không rõ vị trí, đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng.

  • 28-05-2018

    Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ lại đòi đi tiểu một lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút nước tiểu. Thông thường trẻ đi trên 7 lần/ngày có thể coi là tiểu nhiều lần. Tiểu lắt nhắt có thể kèm theo những than phiền khác: đau, buốt, nóng, rát khi đi tiểu, thay đổi tính chất nước tiểu...