Cẩm nang mang thai - Thai kỳ tuần thứ 23

Hãy bật nhạc và cùng đung đưa nào! Với việc bé đã có thể cảm nhận được chuyển động, bé sẽ biết là mẹ đang nhảy. Bây giờ bé đã dài hơn 28 cm và nặng chỉ trên 450 gram một chút (kích thước của một trái xoài Tứ quý), bạn thậm chí có thể nhìn thấy bé đang
mang-thai-tuan-23

Bé đang lớn lên thế nào?

Hãy bật nhạc và cùng đung đưa nào! Với việc bé đã có thể cảm nhận được chuyển động, bé sẽ biết là mẹ đang nhảy. Bây giờ bé đã dài hơn 28 cm và nặng chỉ trên 450 gram một chút (kích thước của một trái xoài Tứ quý), bạn thậm chí có thể nhìn thấy bé đang vặn mình bên dưới lớp quần áo của bạn. Các mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị thở, và những âm thanh mà tai của bé đang thu nạp sẽ là hành trang chuẩn bị cho bé bước vào cuộc sống mới. Những tiếng ồn lớn, nếu đã trở nên quen thuộc với bé từ bây giờ - như tiếng chó sủa hay tiếng gầm rú của máy hút bụi, thì sau này sẽ cũng không làm phiền bé sau khi bé ra đời.

mang-thai-tuan-23-2

Cuộc sống của bạn đang thay đổi ra sao?

Bạn có thể nhận thấy rằng mắt cá chân và bàn chân của bạn đã bắt đầu sưng lên một chút trong vài tuần hoặc tháng tới, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc dưới cái nóng của mùa hè. Việc lưu thông máu chậm chạp ở chân - cùng với những thay đổi hóa học trong máu của bạn có thể gây ra vấn đề giữ nước trong cơ thể - có thể dẫn đến sưng, còn được gọi là phù nề. Cơ thể của bạn sẽ thải các chất lỏng dư thừa sau khi bạn sinh bé, đó là lý do tại sao bạn đi tiểu thường xuyên và đổ mồ hôi rất nhiều trong một vài ngày sau khi sinh. Do đó, bạn nên nằm nghiêng về bên trái hoặc đặt chân lên cao một chút khi có thể, duỗi chân của bạn khi bạn ngồi, và tránh ngồi - hoặc đứng một chỗ quá lâu. Ngoài ra, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, mang vớ (vào đầu buổi sáng) và xỏ những đôi giày rộng rãi, thoải mái nhé. Bạn có thể muốn uống bớt nước để đỡ sưng, nhưng hãy nhớ bạn cần phải uống nhiều nước vì việc giữ ẩm thực tế sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng giữ nước. Mặc dù tình trạng giữ nước/phù ở chân của bạn là hoàn toàn bình thường trong quá trình mang thai, nhưng sưng quá mức cũng có thể là một dấu hiệu của một nguy cơ nghiêm trọng - tiền sản giật. Hãy nhớ báo cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu bàn chân hoặc mắt cá chân của bạn bị sưng nhiều (và đột ngột) hơn tay, mặt hoặc bọng mắt.




Tôi bắt đầu khó ngủ khi mang thai, tôi hỏi bạn bè của tôi nên làm gì, có người khuyên tôi đi bộ nửa giờ mỗi ngày. Và tôi đã ngủ ngon hơn, cảm thấy tuyệt vời hơn vì đã dành ra một chút thời gian cho bản thân. - Linda



Tư vấn:  bạn sẽ lưu giữ tế bào gốc từ cuống rốn của bé?

Nếu bạn lưu giữ tế bào gốc cuống rốn, máu còn lại trong dây rốn và nhau thai của bé sau khi sinh sẽ được thu gom, đông lạnh, và lưu trữ để sử dụng cho mục đích chữa bệnh trong tương lai. Máu rốn được đánh giá cao vì nó là nguồn tế bào gốc phong phú - tế bào gốc là các khối máu máu và hệ thống miễn dịch.
Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác. Bởi vì điều này, chúng có thể giúp làm lành các mô, cơ quan và mạch máu, và có thể được sử dụng để điều trị một số loại bệnh. Máu cuống rốn đã được sử dụng thành công trong việc điều trị hơn 70 loại bệnh. Và sẽ vẫn còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu và thử nghiệm khác đối với máu cuống rốn nữa.
Quá trình thu thập máu cuống rốn rất nhanh chóng và hoàn toàn không đau đớn cho bạn và bé. Lưu trữ máu cuống rốn sẽ làm cho các khả năng chữa bệnh trở nên hiện thực hơn, bởi chúng là duy nhất, và có khả năng giữ lại sự sống, và vì vậy sẽ tuyệt đối không uổng phí.
Nếu bạn quyết định lưu trữ máu cuống rốn của bé, bạn có hai lựa chọn như sau:

  • Bạn có thể hiến máu cuống rốn của bé vào một ngân hàng máu công cộng cho những ai cần nó. Hãy hỏi bác sĩ hoặc bệnh viện nếu bạn đang quan tâm (chỉ một số bệnh viện được phép nhận hiến máu cuống rốn). Lý tưởng nhất là bạn nên đăng ký hiến tặng khi bạn đang mang thai ở tuần từ 28 đến 34. Hầu hết các ngân hàng tế bào gốc cuống rốn công cộng và các bệnh viện cần kiểm tra hồ sơ bệnh án của bạn một vài tuần trước khi sinh để xem bạn có đủ điều kiện hiến hay không.
  • Bạn có thể trả tiền để lưu trữ máu cuống rốn của bé trong một ngân hàng tế bào gốc cuống rốn dành riêng cho gia đình mình. Bạn có thể chọn cách này, bất kể bạn sinh con ở đâu. Ngân hàng tế bào gốc cuống rốn luôn thuyết phục các bậc cha mẹ tương lai đăng ký từ quý thứ hai của thai kỳ. Hãy thảo luận thêm với bác sĩ hoặc bệnh viện nếu bạn quan tâm, và hãy tìm hiểu làm thế nào để lựa chọn một ngân hàng tế bào gốc cuống rốn đáng tin cậy.

Hãy tìm hiểu thêm trước khi quyết định, các thông tin bổ ích có thể bao gồm:

  • Tổng quan về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn
  • Lựa chọn xem có nên hiến tặng hoặc sử dụng một ngân hàng tế bào gốc cuống rốn tư nhân
  • Liệu bạn có thể hiến tặng hoặc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn nếu sinh tại nhà?
  • Một nữ hộ sinh biết cách thu giữ máu cuống rốn không?
  • Việc thu giữ máu cuống rốn có gây cản trở quá trình sinh nở tự nhiên không?

Hoạt động của tuần này

Viết thư cho em bé của bạn. bạn và bé sẽ rất trân trọng món quà này trong những năm về sau. Hãy làm với tất cả trái tim và theo cảm hứng của mình. Nếu bạn cần giúp đỡ, để bắt đầu, hãy:

  • Mô tả cảm xúc của bạn đối với bé và cảm giác, suy nghĩ của bạn thế nào khi bạn biết bé đang lớn dần lên trong bụng mình.
  • Hãy tưởng tượng một ngày tuyệt vời bên bé và những gì 2 mẹ con sẽ làm cùng nhau.
  • Viết ra những hy vọng, ước mơ, và mong muốn của của mình dành cho bé.
  • Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của việc được làm mẹ, định nghĩa của bạn về việc thế nào là một người mẹ tốt.

Diane Sanford, một nhà tâm lý học lâm sàng, người luôn tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị làm mẹ, đã nói: Nếu việc viết lách không phải là ưu thế của bạn, hãy ghép những bức ảnh nhỏ lại thành một bức ảnh lớn hoặc làm cho mình chiếc hộp để lưu giữ những món đồ kỷ niệm khi mang thai.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan