Cách xử trí khi trẻ bị sốt

Sốt là một triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám Nhi Khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của một bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

Sốt là một triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám Nhi khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của một bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

(Ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt?

Kiểm tra nhiệt độ cho con: bạn hãy dùng một nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp vào nách hoặc đặt vào hậu môn. Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử sau khi nghe tiếng BIP bạn hãy kiểm tra, còn dùng nhiệt kế thuỷ ngân bạn để khoảng 5 phút, thấy vạch trắng thuỷ ngân không nhảy lên tiếp thì bạn kiểm tra.

Có 3 mức độ sốt như sau:

  • Sốt nhẹ (từ 37.5 - 38 độ C): cởi thoáng áo quần, cho uống nhiều nước, 30 phút – 1 giờ sau kiểm tra lại nhiệt độ.
  • Sốt vừa (38 - 38.5 độ C): cởi thoáng áo quần, uống nhiều nước, với các bé có tiền sử co giật do sốt, hay bé tỏ vẻ bứt rứt, mệt mỏi, cáu bẳn nhiều có thể dùng thuốc hạ sốt. Ba mẹ chỉ nên dùng một loại thuốc hạ sốt là Paracetamol. Có nhiều hãng với tên gọi khác nhau như efferagan, hapacol, panadol, cobife... bạn tính theo cân nặng trung bình 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng 1 lần. Không nên chà chanh hay nước đá, miếng dán hạ sốt cũng không cần thiết. Có thể dùng nước hơi ấm lau người cho con 5 - 10 phút.
  • Sốt cao (sốt trên 38.5 độ C): cởi thoáng áo quần, cho thuốc hạ sốt như trên, uống nhiều nước. Sau 30 phút thấy trẻ không hạ sốt, pha nước âm ấm lau khắp mình mẩy cho con tầm 15 phút bé sẽ hạ sốt, sau đó cho bé đi khám bác sĩ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

  • Lấy nhiệt độ tại nách bạn hãy lấy số hiển thị trên nhiệt kế cộng thêm 0,5 độ sẽ được nhiệt độ cơ thể bé nếu ở hậu môn bạn không cần cộng.
  • Không sử dụng Ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy kiểm tra: bàn tay, chân, toàn thân trẻ để phát hiện ban nếu có. Nếu xuất hiện ban đỏ dù ở đâu bạn cũng nên đi bác sĩ kiểm tra, đồng thời nên kiểm tra nướu răng trẻ.
  • Nếu trẻ co giật: hãy bình tĩnh, đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và bé cũng không cắn vào lưỡi. Hãy cởi hết áo quần, đặt trẻ trên giường cứng, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải, cổ hơi ngửa, lau chùi dãi nhớt, lấy nước ấm lau cho trẻ. Cơn giật sẽ tự nó nhanh chóng qua, nếu có viên hạ sốt đặt hậu môn thì nhét một viên vào sâu hậu môn trẻ. KHÔNG ôm ghì, xát chanh, đổ chanh vào miệng bé. Sau cơn giật bé sẽ ngủ bạn hãy đưa bé nhập viện.
  • Nếu trẻ có co giật, rối loạn tinh thần: kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì, phát ban trên người dù sốt nhẹ bạn có thể gọi ngay bác sĩ Nhi Khoa trực tuyến hoặc đưa trẻ tới các phòng khám Nhi khoa.
  • Hãy yêu cầu bác sĩ cho bé xét nghiệm máu nếu: bạn quá lo lắng, trẻ sốt cao liên tục khó hạ, sốt kèm phát ban, co giật. Bác sĩ nói không tìm thấy ổ nhiễm trùng. Trẻ sốt cao mà bác sĩ nói sốt siêu vi nhưng không thấy có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên. Trẻ sốt quá 3 ngày, sang cuối ngày thứ 3 mà trẻ vẫn sốt cao...
  • Thông thường trẻ có thể sốt đến 3 ngày, bạn không nên quá nóng vội vì tại sao uống thuốc bác sĩ 1 - 2 liều không cắt sốt... hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn, theo dõi một số dấu hiệu đặc biệt.

Lời khuyên của bác sĩ

Chẩn đoán về những trường hợp sốt ở trẻ, BS Trần Văn Công khuyên rằng: "Có một số bác sĩ cho con bạn hai loại thuốc hạ sốt: Ibuprofen và Paracetamol, dặn uống xen kẽ, Ibuprofen uống theo giờ cứ 6 tiếng 1 lần sau ăn, Paracetamol uống khi sốt cao 4 giờ 1 lần. Theo tôi đó là một cách hay nên áp dụng cho trẻ có tiền sử co giật do sốt, sốt cao liên tục khó hạ. Một số bác sĩ dặn sốt cao thì uống Paracetamol trước sau 30 phút đến 1 giờ không hạ thì uống thêm Ibuprofen... cả 2 cách đều không sai, nhưng theo tôi nên áp dụng cách 1."

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 06-01-2021

    Bé tập lăn về một bên nhờ tay và cổ đã cứng cáp hơn - đây là mốc phát triển có thể khiến bạn thích thú và ngạc nhiên đấy. Bé có thể chọn lăn là cách di chuyển chính trong một khoảng thời gian, hoặc bỏ qua giai đoạn này mà chuyển qua ngồi, trườn và bò luôn...

  • 28-05-2018
    Không nên cho em bé dưới 1 tuổi ăn lạc vì thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Chocolate cũng là thức ăn nên tránh vì dễ gây các phản ứng bất lợi cho cơ thể.
  • 28-05-2018
    Phụ nữ mang thai nên đặt mục tiêu uống 3-4 khẩu phần sữa một ngày. Sữa rất giàu canxi, protein và vitamin D để giúp em bé hình thành xương, răng, trái tim và các dây thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa đều an toàn cho phụ nữ mang
  • 28-05-2018

    Trẻ em bị sốt cao co giật thì gia tăng nguy cơ tái phát chứng sốt giật về sau cũng như là co giật mà không kèm sốt, điều này gợi ý vai trò trong viêc điều trị phòng ngừa bằng các thuốc chống có giật mạn tính. Tuy nhiên, với tính chất tự nhiên và lành tính của của sốt cao co giật, có những đồng thuận chung rằng các nguy cơ của thuốc thì vượt trội so với tiềm năng lợi ích của chúng ở hầu hết các bệnh nhân.

  • 28-05-2018
    Các nhà khoa học đặt giả thiết rằng việc dùng kháng sinh phổ rộng khi trẻ còn nhỏ có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột của trẻ. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng trẻ sử dụng