Cách xử trí khi trẻ bị co giật do sốt cao

Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác. Nhiệt độ gây giật: không có ngưỡng cụ thể cho tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C.

Hiều đúng về cơn co giật do sốt ở trẻ

Hầu hết phụ huynh đều hết sức hoảng loạn khi con họ lên cơn co giật khi đang sốt cao và họ không biết phải làm gì – thực tế họ cũng chưa kịp làm gì thì cơn giật đã qua mất rồi. Hầu như không có bà mẹ nào không khóc khi chứng kiến cơn co giật của con. Với những phụ huynh có con giật 1 lần rồi họ sẽ bị ám ảnh mãi không nguôi. Và mỗi lần con lên cơn sốt là họ sẽ triệt để dung hạ sốt liên tục với hi vọng con đừng giật. Thật tiếc là phương pháp này tỏ ra không mấy hiệu quả.

(Ảnh minh họa)

Co giật do sốt ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Co giật là do các tế bào não (neuron thần kinh) phóng điện đột ngột, nhất thời và quá mức gây ra. Co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân: do sốt cao quá, do bị viêm não, viêm màng não, hạ đường huyết, hạ canxi, động kinh... Trong đó co giật do sốt cao là hay gặp hơn cả.

Không như nhiều người nghĩ, co giật lành tính do sốt cao không để lại di chứng di. Các trẻ vẫn thông minh và phát triển bình thường. Hiện tượng này thường chấm dứt sau 6 tuổi. Tuy nhiên, những trẻ đã co giật 1 lần thì có xu hướng giật lại ở những bệnh sau, vì vậy việc nhận diện và hành xử đúng cách của phụ huynh rất quan trọng.

Dấu hiệu của cơn co giật ở trẻ

Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác.

Nhiệt độ gây giật: không có ngưỡng cụ thể cho tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C.

Biểu hiện của cơn giật: giật toàn thân, cắn chặt răng, trợn mắt, gồng cứng tay, duỗi cứng hai chân, tím tái, tiêu- tiểu ra quần... nếu trẻ chỉ giật một chi hay một nơi nào đó trên cơ thế thì coi chừng nguyên nhân khác.

Cơn giật chỉ kéo dài vài phút, không bao giờ kéo dài quá 15 phút.

Sau cơn giật trẻ ngủ thiếp đi 5 -10 phút rồi tỉnh lại chơi bình thường.

Trong một đợt bệnh thường trẻ chỉ giật một cơn.

Cơn giật thường xuất hiện đột ngột không báo trước, trong 24 giờ đầu kể từ khi khởi phát sốt. Khiến cha mẹ không kịp trở tay.

Nếu trẻ giật không giống như trên mô tả hãy cảnh giác nguyên nhân nguy hiểm hơn: viêm não, màng não...

Xử trí trong cơn co giật như thế nào cho đúng?

  • Phải bình tĩnh.
  • Dẹp hết mọi thứ xung quanh để không gian thoáng cho trẻ nhằm tránh va chạm gây thương tích. 
  • Nới lỏng áo quần nếu trẻ mặc đồ chật.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, cổ ngửa ra một chút, không nhét hay đè bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nếu trẻ chảy nhớt dãi thì dùng khăn lau sạch.
  • Trẻ đang rất nóng hãy kêu một người phụ dung một viên Paracetamol đặt hậu môn cho trẻ (liều 15 mg/kg/lần).
  • Không cần lau mát, không kìm giữ hay ôm chặt trẻ.
  • Hãy nhìn đồng hồ xem cơn giật kéo dài bao lâu. Và ước lượng thời gian từ xe cứu thương có thể xuất hiện tại nhà bạn kể từ lúc bạn gọi. 
  • Chờ cho trẻ hết giật.
  • Khi trẻ qua cơn giật hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi.

Mục đích của việc theo dõi sau giật tại bệnh viên là nhằm xác định chính xác giật này là do sốt hay do bệnh khác nặng hơn. Có thể có vài xét nghiệm phải được tiến hành: xét nghiệm máu, đo điện não hay chọc dịch não tủy.

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi là nhóm nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ghi nhận có tới 156 triệu ca viêm phổi mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong có có 20 triệu ca viêm phổi nặng cần nhập viện. Ở các nước phát triển có tỉ lệ khoảng 33/10.000 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi mỗi năm. Tỉ lệ này là 14.5/ 10.000 trẻ từ 0 - 16 tuổi. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, điều kiện vệ sinh môi trường, chăm sóc y tế còn kém tỉ lệ này cao hơn nhiều, ước tính có hơn 2 triệu tử vong mỗi năm do các vấn đề hô hấp trong đó chủ yếu là viêm phổi.

  • 28-05-2018
    Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước
  • 17-08-2020

    Việc nhiều người suy nghĩ rằng chích ngừa hiện nay không còn cần thiết nữa có lẽ xuất phát từ việc họ hiểu lầm là nhiều bệnh truyền nhiễm mà chúng ta đang chích ngừa hiện nay đã biến mất... Tìm hiểu 5 truyền thuyết sai lầm về vaccine cùng bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Trưởng khoa Nhi - Phòng Khám Quốc tế Victoria. Gọi bác sĩ Trí Đoàn để khám từ xa cho bé. 

  • 20-02-2019

    Khi trẻ lớn lên, bạn có thể thấy rằng sự phát triển của trẻ không hoàn toàn diễn ra theo một đường thẳng. Nhiều trẻ có biểu hiện bàn chân bẹt, chân vòng kiềng và khớp gối quay vào trong (chân chữ X)... trong những năm tuổi đầu tiên. Đây là những dị tật xương khớp thường gặp. Một số dị tật này sẽ tự hết mà không cần điều trị khi trẻ lớn lên. Một số khác tồn tại dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn có thể liên quan với những chứng bệnh khác.