Cách chăm sóc cơ thể sau khi sinh

Thông thường sau khi sinh tại cơ sở y tế 1-2 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi về nhà cách chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ.

Thông thường sau khi sinh tại cơ sở y tế 1 - 2 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi về nhà cách chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ.

(Ảnh minh họa)

Dưới đây là các vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh và mẹo xử trí:

1. Đau nhức và sưng âm đạo

Vết thương do rạch tầng sinh môn trong khi sinh có thể gây chảy máu và sưng đau. Thời gian hồi phục là từ 4-6 tuần (có thể lâu hơn nếu bị rách nghiêm trọng). Vết khâu ở tầng sinh môn ban đầu có thể đau nhức, sau đó hơi ngứa và thường sẽ tan từ 7-10 ngày.  

Một số mẹo sau sẽ giúp bạn nhanh hồi phục và giảm bớt cảm giác khó chịu:

  • Ngồi trên gối hoặc đệm.
  • Chườm vết thương bằng một túi nước đá hoặc lót bằng miếng băng vệ sinh có chứa chiết xuất cây phỉ.
  • Dùng chai bóp để xịt nước ấm vào đáy chậu khi bạn đi tiểu.
  • Ngồi trong bồn tắm sao cho nước ấm ngập mông và hông trong năm phút. Sử dụng nước lạnh nếu bạn thấy dễ chịu hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê toa. Hỏi bác sĩ về thuốc dạng xịt hoặc dạng kem bôi nếu cần.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón.

2. Dịch tiết âm đạo

Sau khi sinh, âm đạo bắt đầu tiết chất dịch nhầy và máu. Những ngày đầu tiên, sản dịch ra nhiều và có màu đỏ tươi vì cơ thể bạn đang hoạt động để thải máu và các mô còn sót lại trong tử cung. Sau đó, lượng máu sẽ giảm dần và sản dịch có thể thay đổi màu sắc từ đỏ, nâu hồng sang vàng, trắng, thậm chí là xanh. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần sau khi sinh.

Gọi bác sĩ ngay nếu:

  • Bạn bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng - đầy một miếng băng vệ sinh trong vòng chưa đến một giờ, đặc biệt là đi kèm với triệu chứng đau vùng chậu, sốt hoặc đau tử cung.
  • Ra những cục máu đông có kích thước lớn.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, sốt. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

3. Co thắt tử cung

Bạn sẽ trải qua những cơn co thắt nhẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh, đặc biệt là khi cho con bú. Những cơn co thắt này - thường giống như đau bụng kinh - giúp ngăn ngừa việc chảy máu quá mức bằng cách nén các mạch máu trong tử cung. Không nên quá lo lắng vì sau khoảnh khắc vượt cạn “nghẹt thở”, tử cung của bạn đang co thắt để trở về kích thước và hình dạng ban đầu của nó. Bạn có biết, sau khi sinh tử cung của bạn nặng khoảng 1.13kg, nhưng chỉ sau 6 tuần, nó chỉ nặng khoảng 42,2g.

Các cơn đau thường xảy ra trong quá trình cho con bú, do sự giải phóng oxytocin - một hormone tự nhiên trong cơ thể gây co bóp tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau không kê toa.

4. Trĩ

Mặc dù bạn đã kiểm soát chế độ sinh hoạt để tránh bị trĩ khi mang thai, nhưng việc rặn trong quá trình sinh em bé có thể dẫn đến sưng tĩnh mạch bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ có thể gây ngứa và đau nhưng sẽ dần cải thiện trong vòng 6 tuần sau khi sinh (mặc dù chúng có thể không biến mất hoàn toàn).

Để giảm bớt sự khó chịu do bệnh trĩ:

  • Bôi kem điều trị trĩ hoặc thuốc có chứa hydrocortisone.
  • Lót miếng bông có chứa nước cây phỉ vào vùng hậu môn.
  • Ngâm mình trong nước ấm khoảng từ 10 - 15 phút, thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

5. Đi tiểu không tự chủ

Nhiều phụ nữ đối mặt với chứng tiểu không tự chủ trong thời gian hồi phục sau sinh. Quá trình mang thai và sinh nở có thể chèn ép các dây thần kinh vùng chậu và làm giãn các cơ sàn chậu - giữ vai trò nâng đỡ tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng. Ngoài ra, áp lực từ tử cung có thể thay đổi góc niệu đạo và dẫn đến tình trạng són tiểu. Nước tiểu rỉ ra khi hắt hơi, cười, ho hoặc mang vác vật nặng. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Tiểu không tự chủ thường sẽ tự cải thiện sau 6 tuần hoặc lâu hơn khi cơ thể bạn đã hồi phục.

Tốt hơn hết, hãy đeo băng vệ sinh và tập các bài tập Kegel nhằm cải thiện sự săn chắc của cơ sàn chậu. Khi bắt đầu bài tập, cố gắng thắt chặt cơ vùng chậu trong ba giây, sau đó thư giãn. Tập khoảng từ 10 - 15 lần liên tiếp, ít nhất ba lần/ngày.

6. Thay đổi tâm trạng

Sinh con gây ra những xáo trộn cảm xúc ở thai phụ. Nhiều bà mẹ sẽ trải qua cảm giác chán nản hoặc lo lắng, được gọi là hội chứng Baby blues. Các triệu chứng bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc, lo âu và khó ngủ. Hội chứng Baby blues thường cải thiện trong 2 tuần sau sinh. Chia sẻ cảm xúc với chồng, gia đình và bạn bè để nhận được sự giúp đỡ.

Gọi cho bác sĩ Tâm lý ngay nếu bạn trải qua các triệu chứng của trầm cảm sau sinh như: chán ăn, mệt mỏi quá mức và không có niềm vui trong cuộc sống… Đặc biệt là khi:

  • Các triệu chứng không giảm.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc bé hoặc hoàn thành công việc hàng ngày.
  • Bạn có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc con.

7. Đau nhức vú

Một vài ngày sau khi sinh, vú của bạn có thể trở nên căng tức và mềm. Lúc này, nên tránh cho con bú thường xuyên hoặc hạn chế căng thẳng. Nếu vú của bạn bị tắc, bé có thể gặp khó khăn khi bú. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ quá trình cho con bú. Hãy thử cải thiện tình trạng khó chịu ở ngực bằng cách chườm khăn ấm hoặc tắm vòi sen ấm trước khi cho con bú, điều này có thể giúp việc hút sữa dễ dàng hơn. Giữa các lần cho bé bú, hãy đặt khăn lạnh vào ngực. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Nếu bạn không cho con bú, hãy mặc áo ngực hỗ trợ nâng ngực như áo ngực thể thao.

Đừng hút hoặc vắt sữa nhiều vì nó sẽ khiến cho vú của bạn tiết ra nhiều sữa hơn.

8. Rụng tóc và thay đổi làn da

Sự gia tăng nồng độ hormone trong thời gian mang thai làm tăng tỷ lệ mọc tóc. Kết quả là tóc của bạn trông sẽ nhiều hơn. Nhưng sau khi sinh, bạn sẽ trải qua tình trạng rụng tóc kéo dài đến 5 tháng.

Các vết rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh, nhưng thường sẽ không biến mất hoàn toàn. Những mảng da sẫm màu trong khi mang thai (như thâm, sạm, nám da) cũng sẽ mờ dần đi sau một thời gian.

9. Giảm cân

Sau khi sinh, cơ thể bạn trông vẫn giống như khi đang mang thai? Điều này là bình thường. Hầu hết phụ nữ sẽ sụt khoảng 6kg sau khi sinh, bao gồm cân nặng của em bé, nhau thai và nước ối. Trong những ngày tiếp theo, bạn sẽ giảm cân thêm do quá trình đào thải lượng chất lỏng còn sót lại trong cơ thể. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn dần dần lấy lại vóc dáng ngày xưa của mình.

Nguồn tham khảo: 

1. Labor and delivery, postpartum care: https://www.mayoclinic.org/hea...

2. Postpartum Recovery Tips for Treating Your Vagina After Birth: https://www.thebump.com/a/the-...

Biên dịch bởi Khám từ xa Wellcare

- 21-11-2018 -

Bài viết liên quan