Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non

Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lí so với trẻ sinh đủ tháng. Vậy những yếu tố nguy cơ nào gây đẻ non?

Đẻ non (sinh non) là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kì tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Thai kì bình thường kéo dài 40 tuần.

Đẻ non làm giảm thời gian phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Trẻ đẻ non, đặc biệt là đẻ non sớm thường có những vấn đề y tế phức tạp.

Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non
Tùy thuộc vào tuổi thai khi sinh, người ta chia thành:
  • Sinh non muộn: 34-36 tuần tuổi thai.
  • Sinh non vừa: 32-34 tuần tuổi thai.
  • Sinh non rất sớm: dưới 32 tuần tuổi thai.
  • Sinh non cực sớm: dưới 25 tuần tuổi thai.

Hầu hết sinh non đều xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì.

Nguyên nhân đặc biệt gây ra sinh non là không rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:

  • Có tiền sử sinh non trước đó
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba…)
  • Khoảng cách giữa giữa 2 lần mang thai nhỏ hơn 6 tháng
  • Thụ tinh trong ống nghiệm
  • Các vấn đề về tử cung, cổ tử cung hoặc rau thai
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy
    Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non
  • Dinh dưỡng kém
  • Không tăng đủ cân trong thai kì
  • Một vài loại nhiễm trùng như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới
  • Các bệnh lí mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường
  • Cân nặng quá cao hoặc quá thấp trước khi có thai
  • Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, ví dụ như sự ra đi của một người thân yêu hoặc bạo lực gia đình.
  • Sảy thai hoặc phá thai nhiều lần
  • Chấn thương
  • Những lí do không rõ ràng, ví dụ như phụ nữ da đen có khả năng sinh non cao hơn so với phụ nữ thuộc các chủng tộc khác.

Tuy nhiên, sinh non có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào. Trong thực tế, nhiều phụ nữ sinh non mà không có các yếu tố nguy cơ nêu trên.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan