Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay - chân - miệng nặng ở trẻ

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng (HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột (enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi nhập viên tại bệnh viện King Narai Thái Lan trong những năm từ 2011 - 2013. Các ca bệnh được chia ra thành hai mức độ trung bình và nặng. Các trường hợp nặng là các trường hợp có viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi hoặc suy hô hấp.

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng (HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột (enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi nhập viên tại bệnh viện King Narai Thái Lan trong những năm từ 2011 - 2013. 

(Ảnh minh họa)

Bệnh chân - tay - miệng ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Các ca bệnh được chia ra thành hai mức độ trung bình và nặng.

Các trường hợp nặng là các trường hợp có viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi hoặc suy hô hấp.

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng nặng được đánh giá bằng cách phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.

Có 118 bệnh nhân được chẩn đoán là tay chân miệng, trong số này có 95 bệnh nhân (80,5%) được phân ở mức độ trung bình, còn 23 trường hợp (19,5%) là nặng. Có 5 trường hợp tử vong (4,2%).

Trong 23 ca nặng, có 9 ca bị nhiễm Virus coxakies A16, 8 ca nhiễm EV 71 và 4 ca nhiễm cả 2 loại virus. Các dấu hiệu thường xuyên có nhất ở các ca bệnh nặng đó là: 

  • Co giật: 74%
  • Viêm phổi: 39%
  • Viêm não: 39%
  • Viêm màng não: 13%.

Những dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm ca bệnh nặng trên phân tích đơn biến là: sốt cao từ 39 độ C, sự vắng mặt các tổn thương da, tiêu chảy, khó thở, co giật và đường huyết tăng.

Các dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm tay chân miệng nặng trong cả phân tích đa biến và đơn biến là: trẻ dưới 1 tuổi, không loét miệng, ngủ gà. Các nhà lâm sàng cần cảnh giác với các yếu tố này. Nhận dạng sớm các trường hợp nặng rất quan trọng, liên quan tới tỉ lệ thành công hay thất bại của điều trị.

Nguồn tham khảo: Southeast Asian J Trop Med Public Health

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Trước tình trạng nhiều cha mẹ bức xúc chuyện con biếng ăn, tìm mọi cách để ép con ăn như mua thuốc tăng cân, thuốc kích thích ăn ngon, thậm chí dùng bơm kim tiêm bơm vào miệng con... BS Nguyễn Trí Đoàn (Trưởng khoa Nhi - Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare) đã có những chia sẻ thú vị về lý do tại sao trẻ 1 - 5 tuổi biếng ăn và cách xử trí khi trẻ biếng ăn.

  • 14-08-2018
    Em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ, triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh, sản xuất thành công vaccine phối hợp sởi-rubella... được Bộ Y tế chọn là những sự kiện tiêu biểu của ngành y trong năm 2016...
  • 04-03-2019

    Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu ở trẻ, từ phổ biến và vô hại tới tình trạng hiếm nhưng nguy hiểm. Cùng nhận biết các dấu hiệu đau đầu khác nhau ở trẻ. 

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (9+0): Thai 9 tuần tuổi. - Tuổi thai (9+1): Thai 9 tuần một ngày. - Tuổi thai (9+2): Thai 9 tuần hai ngày. - GSD: Đường kính túi thai (Đơn vị: mm) - CRL: Chiều dài đầu-mông (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong
  • 30-11-2018

    “Hội chứng trẻ bị lắc” được định nghĩa là một em bé hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh hoặc lặp đi lặp lại, đầu có thể có hoặc không va vào cái gì đó ( tường, đầu giường, nôi.. ). Thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cảm thấy rất giận dữ hoặc chán nản vì bé không ngừng khóc, hoặc chỉ do suy nghĩ đơn giản là càng lắc mạnh thì bé càng dễ nín khóc.