Đừng bao giờ lắc bé

“Hội chứng trẻ bị lắc” được định nghĩa là một em bé hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh hoặc lặp đi lặp lại, đầu có thể có hoặc không va vào cái gì đó ( tường, đầu giường, nôi.. ). Thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cảm thấy rất giận dữ hoặc chán nản vì bé không ngừng khóc, hoặc chỉ do suy nghĩ đơn giản là càng lắc mạnh thì bé càng dễ nín khóc.

“Hội chứng trẻ bị lắc” được định nghĩa là một em bé hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh hoặc lặp đi lặp lại, đầu có thể có hoặc không va vào cái gì đó (tường, đầu giường, nôi...). Thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cảm thấy rất giận dữ hoặc chán nản vì bé không ngừng khóc, hoặc chỉ do suy nghĩ đơn giản là càng lắc mạnh thì bé càng dễ nín khóc. 

Hội chứng rung lắc ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ nào có nguy cơ bị hội chứng rung lắc?

Trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ cao nhất vì bé khóc thường xuyên hơn, nhưng trẻ lớn hơn cũng có thể bị tổn thương nếu rung chuyển dữ dội. Cơ cổ của bé còn rất yếu, trong khi đầu bé lại nặng, khi rung lắc mạnh, đầu bé di chuyển không kiểm soát được, não nằm trong hộp sọ cũng di chuyển theo liên tục, đôi khi làm vỡ các mạch máu và dây thần kinh, phá vỡ các tế bào não, gây sưng phù, xuất huyết dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, có thể bao gồm tàn tật vĩnh viễn, như mù hoặc liệt, chậm phát triển trí tuệ hay thậm chí tử vong.

Là cha mẹ hoặc người chăm sóc bé không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tiếng khóc liên tục của bé có thể gây căng thẳng và khiến bạn cảm thấy thất vọng. Hãy nhớ rằng, bất kể bạn cảm thấy khó chịu như thế nào, KHÔNG ĐƯỢC LẮC BÉ CỦA BẠN. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người tiếp xúc với bé đều hiểu được sự nguy hiểm của việc rung lắc, bao gồm các anh chị lớn của bé có thể vô tình làm tổn thương em khi chơi đùa.

Cố gắng sắp xếp việc chăm sóc trẻ để bạn có thể nghỉ ngơi. Tìm một người bạn, thành viên gia đình hoặc người khác mà bạn tin tưởng có thể chăm sóc bé trong thời gian đó. Không bao giờ bỏ con bạn với người mà bạn không tin tưởng, người có phản ứng bạo lực, người bị trầm cảm, nguời nghiện rượu, hoặc người không thích giữ trẻ.

Triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ

Các dấu hiệu của một bé bị lắc thường không rõ ràng. Thậm chí có thể không tìm được các vết bầm trên da bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu bé trở nên gắt gỏng khó chịu một cách kỳ lạ, khó đánh thức, bỏ ăn, nôn ói, tím tái, khó thở, co giật, yếu chi.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp làm dịu một em bé khóc?

  • Kiểm tra xem liệu tiếng khóc có phải là dấu hiệu cho thấy em bé cần thay tã, cho ăn, quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc bị sốt.
  • Ôm bé vào lòng. 
  • Bọc hoặc quấn em bé của bạn
  • Tắt đèn và giữ môi trường xung quanh yên tĩnh. Quá nhiều kích thích có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.
  • Âm nhạc nhẹ.
  • Hãy thử đi bộ với em bé trong địu hoặc trong xe đẩy. lắc lư với em bé trong một chuyển động nhẹ nhàng.
  • Ngậm vú (sữa mẹ hay núm vú giả) đôi khi giúp trẻ bình tĩnh và thư giãn.
  • Cho bé tắm nước ấm.

Nguồn tham khảo: 

1. Never shake a baby: https://www.caringforkids.cps.ca/handouts/never_shake_a_baby 

2. Shaken baby syndrome https://www.mayoclinic.org/…/s…/symptoms-causes/syc-20366619

BS Lưu Hồng Vân

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 30-11-2018 -

Bài viết liên quan