Biểu đồ tăng trưởng của trẻ

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được sử dụng trên toàn thế giới như một dữ liệu giúp đánh giá tổng quát tình hình phát triển thể chất của bé. Các chỉ số thường được theo dõi nhất là chiều cao, cân nặng, tỉ lệ cân nặng – chiều cao và chỉ số khối cơ thể...

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được sử dụng trên toàn thế giới như một dữ liệu giúp đánh giá tổng quát tình hình phát triển thể chất của bé. Các chỉ số thường được theo dõi nhất là chiều cao, cân nặng, tỉ lệ cân nặng – chiều cao và chỉ số khối cơ thể.

Biểu đồ tăng trưởng: hiểu sao cho đúng

Có 3 biểu đồ tăng trưởng: cân nặng, chiều cao, vòng đầu. Bạn sẽ thấy các mốc “phần trăm” trên biểu đồ, bao gồm 3%, 5%, 10%, 25%, 50%, 75%, 90%, 95%, 97%. 

Nếu con của bạn có cân nặng nằm ở đường 50%, có nghĩa là bé nặng hơn 50% bạn cùng tuổi và nhẹ hơn 50 bạn khác.

Nếu chiều cao nằm ở mốc 75%, có nghĩa là bé cao hơn 75 bạn cùng tuổi và thấp hơn 25 bạn khác.

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ theo độ tuổi. (Ảnh minh họa)

Bảng chiều cao chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi. (Ảnh minh họa)

Biểu đồ tăng trưởng có ý nghĩa như thế nào?

Các mốc phần trăm này không có ý nghĩa nhiều. Phần trăm trong biểu đồ tăng trưởng không giống như thứ hạng trong lớp học. Bé nằm ở mức phát triển thấp không có nghĩa là bé có vấn đề về sức khỏe. Điều bác sĩ quan tâm là tốc độ tăng trưởng của bé như thế nào, chứ không phải con số bao nhiêu. 

  • Tốc độ tăng trưởng bình thường có nghĩa là các điểm tăng trưởng của bé theo sát một đường phân bậc trên biểu đồ. Một trẻ có cân nặng, chiều cao, vòng đầu nằm ở mức 5%, nhưng vẫn duy trì tốc độ phát triển này, thì đó là tốc độ phát triển bình thường của bé. 
  • Không có bé nào đạt được mốc phát triển đều đặn luôn theo sát được các mốc phần trăm trong biểu đồ. Sẽ có sự lên xuống chút ít khi bé bị bệnh, bé không ăn nhiều, hay có thay đổi trong chế độ ăn.
  • Nếu tốc độ tăng trưởng của bé có sự suy giảm đáng kể (từ 2 mốc phần trăm trở lên), ví dụ như đang ở mức 90%, đột ngột giảm xuống 50% trong thời gian ngắn, có thể bé cần gặp bác sĩ để kiểm tra lại. 
  • Ngược lại, bé đang có cân nặng nằm ở top trên cùng, thì cân nặng của bé cần được giảm để tránh nguy cơ béo phì.

Hãy để ý thêm những dấu hiệu sức khỏe khác. Bé vẫn khỏe mạnh, vui vẻ, năng động, thông minh… thì dường như vấn đề cân nặng không cần quá lo lắng.

Biểu đồ tăng trưởng lúc nhỏ không phản ánh được sự tăng trưởng lúc lớn. Nhiều em bé nhỏ con nhưng khi lớn lại thành người mẫu, và ngược lại, những bé bụ bẫm lai mảnh mai hơn khi lớn. Chính gen sẽ quyết định sự phát triển của bé. Hãy nhìn vào ba mẹ của bé mà dự đoán tương lai của con.

Nguồn tham khảo:
1. Growth chart: understanding the results https://www.babycenter.com/0_growth-charts-understanding-th…
2. Baby growth charts: what influences your baby’s growth? https://www.webmd.com/…/baby-growth-charts-what-influences-…
3. Is my child growing well? Questions & answers for parents https://www.dietitians.ca/…/Facts…/DC_ChildGrowParentsE.aspx

BS Lưu Hồng Vân

Chuyên khoa Nhi - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 30-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sảy thai có thể sẽ khiến bạn bị chảy máu và chóng mặt. Sảy thai cũng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy nhược. Các loại thực phẩm bạn ăn trong giai đoạn sau khi sảy thai cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn
  • 02-08-2018
    Tuần này, bé nặng hơn 900 gram (kích thước cỡ 1 cây xúp lơ/bông cải) và dài khoảng 37 cm với đôi chân duỗi rộng. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, mắt mở và nhắm lại, có khi còn mút ngón tay. Với mô não phát triển nhiều hơn, não của bé hiện hoạt động rất tích
  • 28-05-2018
    Mắng mỏ con trong bữa ăn, chế biến đồ ăn quá mặn hay cho bé uống đồ uống của người lớn… là một trong những điều phải tránh trong bữa ăn của bé. Không nên “thuyết giáo” con trẻ trong bữa ăn. Một số cha mẹ thường lên lớp con trong
  • 07-06-2018

    Từ tuần này trở đi, bé bắt đầu nhớ các thông tin cụ thể hơn, ví dụ như nơi bạn để đồ chơi của bé. Bé cũng bắt chước những hành động mà bé thấy khoảng 1 tuần trước đó. Những dấu hiệu này cho thấy bé đã có khả năng hồi tưởng - có thể nhớ những chi tiết nhỏ và những trải nghiệm...