Cẩm nang mang thai - Thai kỳ tuần thứ 27

Tuần này, bé nặng hơn 900 gram (kích thước cỡ 1 cây xúp lơ/bông cải) và dài khoảng 37 cm với đôi chân duỗi rộng. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, mắt mở và nhắm lại, có khi còn mút ngón tay. Với mô não phát triển nhiều hơn, não của bé hiện hoạt động rất tích
mang-thai-tuan-27-300x300

Em bé đang phát triển thế nào?

Tuần này, bé nặng hơn 900 gram (kích thước cỡ một cây súp lơ/bông cải) và dài khoảng 37 cm với đôi chân duỗi rộng. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, mắt mở và nhắm lại, có khi còn mút ngón tay. Với mô não phát triển nhiều hơn, não của bé hiện hoạt động rất tích cực. Trong khi đó, phổi vẫn còn chưa trưởng thành, và chỉ có thể hoạt động được với rất nhiều hỗ trợ y khoa nếu bé được được sinh ra vào lúc này. Hãy đánh dấu lại bất cứ cử động nhịp nhàng nhỏ nào của bé mà khiến bạn cảm thấy như là bé đang nấc cụt, từ bây giờ hiện tượng đó sẽ có thể sẽ diễn ra thường xuyên. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút, và chúng không làm bé khó chịu, vì vậy bạn chỉ cần thư giãn và tận hưởng, biết đâu là bé chỉ muốn nghịch ngợm và cù trêu mẹ chút thôi.

mang-thai-tuan-27-2-300x214

Cuộc sống của bạn đang thay đổi ra sao?

Tam cá nguyệt thứ hai sắp kết thúc, cơ thể bạn đang tăng tốc cho vòng đua cuối, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới. Những cơn đau đã trở lại, bắp chân của bạn có thể bị chuột rút từ bây giờ trở đi. Bởi chúng đang chịu sức nặng của cơ thể đè lên và tử cung mở rộng cũng gây áp lực lên các tĩnh mạch đang đưa máu từ chân trở về trái tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.
Thật không may, tình trạng chuột rút có thể trở nên tồi tệ hơn khi càng về cuối thai kỳ. Chuột rút chân phổ biến hơn vào ban đêm, nhưng cũng có thể xảy ra ban ngày. Khi bị chuột rút, bạn nên cố căng cơ bắp ở chân mình ra. Bạn nên duỗi chân và sau đó nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía ống chân. Đi bộ trong vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có ích.
Ở thời điểm này, có thể kế hoạch hóa giá đình là điều xa vời nhất trong tâm trí bạn, nhưng cũng không hẳn là quá sớm. Bạn nên cân nhắc một số quyết định liên quan đến việc ngừa thai trước khi sinh bé. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp thắt ống dẫn trứng, lưu ý rằng việc này nên được thực hiện trong vòng 36 tiếng ngay sau khi sinh. Vì vậy, nếu bạn chọn thủ thuật này trong thời gian ở bệnh viện, thì đừng chờ đợi quá lâu, hãy thảo luận với bác sĩ từ bây giờ. (Sau đó, bạn vẫn có thời gian để thay đổi quyết định nếu muốn.)




Cần bổ sung vitamin C? Hãy ăn thử ớt chuông đỏ/ớt đà lạt! Chúng có gần gấp đôi hàm lượng vitamin C so với một quả cam, và một nửa cốc ớt chuông xắt nhỏ tương đương ⅕ phần trái cây và rau củ bạn cần mỗi ngày. - Kayla B.



Lưu ý: các triệu chứng bạn không được bỏ qua.

Quá nhiều cơn nhức, đau và những cảm xúc kỳ lạ trong quá trình mang thai và thật khó có thể khẳng định điều gì là bình thường và khi nào nên gọi cho bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh! Đừng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, một số triệu chứng có thể khẩn cấp hoặc không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hoặc bệnh sử của cá nhân và tuổi thai của bạn. Dưới đây là tóm tắt các triệu chứng có thể là một dấu hiệu của một vấn đề. Nếu bạn thấy khó ở, gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức:
Nếu trước 37 tuần:

  • Áp lực lên vùng chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống), đau thắt lưng (đặc biệt nếu bạn chưa từng bị như thế trước đây), các cơn đau hành kinh hoặc đau bụng, hoặc bạn có nhiều hơn bốn cơn gò tử cung trong vòng một giờ đồng hồ (kể cả khi chúng không làm bạn đau).
  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc có sự thay đổi tiết dịch âm đạo - trở nên lỏng hơn, giống như dịch nhầy, hoặc có máu (thậm chí chỉ có màu hồng hoặc nhuốm máu)

Bất cứ lúc nào:

  • Bé ít chuyển động hoặc ít đạp hơn bình thường
  • Đau bụng nhiều hoặc dai dẳng
  • Âm đạo chảy máu hoặc lốm đốm máu hoặc chảy nước
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Nôn nhiều và kéo dài, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
  • Ớn lạnh hoặc sốt từ 38 độ C trở lên
  • Mắt mờ hoặc song thị (nhìn 1 thành 2), hoặc nhìn thấy nhiều chấm hoặc vật trôi nổi
  • Đau đầu nhiều hoặc dai dẳng, hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, nói lắp, hoặc bị tê
  • Bất kỳ biểu hiện sưng mặt hoặc bọng mắt nào, sưng nhiều ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nặng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, hoặc mắt cá chân, tăng cân nhanh chóng (hơn 1.5 kg/tuần)
  • Chân hoặc bắp chân đau nặng hoặc dai dẳng, và không có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn uốn cong mắt cá chân và hướng ngón chân về phía mũi của mình, hoặc một chân sưng nhiều hơn chân còn lại.
  • Chấn thương bụng,
  • Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, hoặc đánh trống ngực
  • Khó thở, ho ra máu, đau ngực
  • Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
  • Ngứa dữ dội và liên tục toàn thân
  • Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn muốn báo cho bác sĩ, thậm chí không liên quan đến việc mang thai (như tình trạng hen suyễn xấu đi hoặc bệnh cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn thay vì hồi phục).

Thậm chí, nếu bạn không thấy triệu chứng của mình trong danh sách trên, hãy tin vào bản năng và gọi bác sĩ bất cứ khi nào bạn lo lắng về việc mang thai của mình. Nếu thực sự có vấn đề, bạn sẽ nhận được giúp đỡ ngay lập tức. Nếu không, thì bạn cũng sẽ được yên tâm hơn.

Hoạt động của tuần này

Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu bạn làm mẹ lần đầu và định cho con bú, thì đó là một ý tưởng hay. Hãy hỏi bác sĩ hoặc giảng viên của bạn xem bạn có nên tham gia một khóa hướng dẫn, hoặc hãy thử hỏi trên các diễn đàn dành cho các bà mẹ.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 02-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 19-03-2019

    Làn da mỏng manh của bé có nguy cơ bị hăm tã nếu cha mẹ không chăm sóc bé đúng cách. Sẽ tốt hơn nếu bạn tham khảo ý kiến bác sỹ để họ đưa ra những ý kiến về chuyên môn cho tình trạng của bé.

  • 30-11-2018

    Trẻ em rất nhanh. Chỉ cần người lớn lơ là trong một vài giây, bé đã nhào ra khỏi ghế, giường và té xuống đất. Hầu hết bé nào cũng bị té ít nhất là vài lần kể từ khi học lật, bò, đi... Sau đây là một số việc cha mẹ cần lưu tâm sau khi con bị té...

  • 28-05-2018
    Cách tốt nhất để xử lý ráy tai của trẻ là không làm gì cả. Ráy tai chỉ thực sự gây rắc rối trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Thứ hai, khi chúng gây
  • 24-07-2018
    Không có một đứa trẻ khỏe mạnh nào nhịn đói đến chết, trừ phi đó là những đứa trẻ có bệnh bẩm sinh nặng như bại não hoặc mắc phải nặng. Bản năng sinh vật của con người nếu không có năng lượng hay thức ăn nạp vào trong một khoảng thời gian dài lượng đường trong máu giảm xuống. Sẽ kích thích lên trung tâm đói ở não gây ra cảm giác đói cồn cào, điên cuồng và tìm mọi cách để nhét đồ ăn vào miệng kể cả việc phải ăn rễ cây, ăn lá rừng hay thậm chí ăn đất sét.