Biếng ăn tâm lý

Ở Việt Nam, chúng ta thấy các bậc phụ huynh thường hay bàn luận về nết ăn uống của trẻ con và rất hay than phiền về việc chúng biếng ăn, còi cọc. Việc ăn uống của trẻ vì thế trở thành một chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá sức khỏe của trẻ. Để những bữa ăn không còn là nỗi ám ảnh của trẻ và căng thẳng cho cha mẹ, giờ đã đến lúc người lớn chúng ta cần hiểu đúng thế nào là biếng ăn.

Biếng ăn có thật sự là vấn đề?

Biếng ăn - theo như những gì mà cha mẹ tự nghĩ - là tình trạng trẻ ăn không hết khẩu phần, vừa ăn vừa chơi, ăn lâu nuốt chậm, thi thoảng bỏ bữa. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân thật sự của tình trạng biếng ăn.

Thế nào là biếng ăn tâm lý?

Biếng ăn được phân loại dựa trên nguyên nhân, gồm có:

  • Biếng ăn bệnh lý: do bệnh lý đường tiêu hóa như: nuốt nghẹn, hẹp môn vị…. khiến việc ăn uống trở nên khó khăn nên bé dễ hình thành tâm lý lười ăn
  • Biếng ăn sinh lý: trẻ ở giai đoạn mọc răng, hoặc giai đoạn phát triển thần kinh, bé luôn tò mò, khám phá thế giới xung quanh không ngừng, mải chơi quên ăn, để dỗ trẻ ăn cha mẹ đã bật tivi hoặc bế đi rong khắp xóm
  • Biếng ăn tâm lý: đây là tình trạng bé kháng cự rất nhiều mỗi khi tới giờ ăn, như gào khóc, nhè thức ăn ra, nhìn thấy thức ăn là nôn ọe

Khám từ xa Wellcare - điều trị biếng ăn tâm lý như thế nào?

Nguyên nhân của Biếng ăn tâm lý?

Món lạ: Trẻ con khi lần đầu tiếp xúc những điều mới mẻ, bên cạnh sự hứng thú vẫn có chút e dè. Với thức ăn cũng vậy, đặc biệt những món mới dễ kích thích vị giác khiến trẻ từ chối. Cha mẹ không nên sốt ruột nếu bé chưa nhiệt tình ăn những món mới mà hãy kiên nhẫn thử nhiều lần, cách một thời gian lại thử, cho trẻ có thời gian để làm quen. Tập cho trẻ ăn đa dạng dễ nhất là ở giai đoạn ăn dặm, vì món nào cũng là món mới và đó là lúc thói quen ăn uống bắt đầu được hình thành.

Món dở: Có thể do thức ăn không đủ hấp dẫn trẻ, chẳng hạn như lặp đi lặp lại chỉ một món duy nhất hàng ngày gây nhàm chán: cháo và bột. Cha mẹ nên đổi mới thực đơn mỗi ngày và cho trẻ ăn đa dạng các món. Trẻ cũng thích ăn thô, có thể bốc, gặm và cắn hơn là các món xay nhuyễn và trộn lẫn. Các món cháo xay ở Việt Nam thường khiến thực phẩm bị lẫn lộn mùi vị, trở nên kém hấp dẫn. Thêm vào đó là việc nuốt chửng sẽ làm giảm thời gian cảm nhận và thưởng thức món ăn trong miệng của trẻ. Để ví dụ, cha mẹ hãy thử hình dung món khoai tây sấy giòn liệu có còn ngon nếu như chúng ta đem thấm nước, xay nhuyễn và đưa vào miệng nuốt chửng? Và hãy tự hỏi vì sao cháo thì con biếng ăn mà bánh gạo và bim bim thì con ăn nhoay nhoáy?

Kỳ vọng (của cha mẹ) lớn hơn khả năng (của con): Một nguyên nhân nữa khiến trẻ không ăn hết phần của mình đó là do người lớn chia khẩu phần quá nhiều so với khả năng ăn của trẻ. Cũng giống người lớn, trẻ chỉ ăn theo nhu cầu bản thân nên việc trẻ bỏ thừa đồ ăn sau vài muỗng là hết sức bình thường. Việc đong đếm lượng cho mỗi bữa ăn sao cho vừa đủ cần dựa vào lứa tuổi, sở thích và nhất là nhu cầu của mỗi trẻ.

Điều trị biếng ăn tâm lý

Vì chúng ta cần tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ, phụ huynh nên để trẻ tự quyết định việc ăn uống của bản thân. Đến bữa ăn, cha mẹ chỉ mời trẻ ăn tối đa ba lần, nếu trẻ đều từ chối không muốn ăn thì sẽ không ép nữa mà đợi khi nào đói trẻ sẽ tự đòi ăn. Nhờ quyền tự quyết định với bữa ăn mà trẻ sẽ có tâm lý thoải mái hơn, dần dần hình thành tính cách tự chủ từ khi còn nhỏ.

Ngược lại nếu bị chăm bẵm quá nhiều, khi ăn luôn bị đút hay thúc ép, đứa trẻ sẽ dần dà coi việc ăn là “bắt buộc”, chẳng còn gì thú vị hay đáng được mong chờ. Mà càng chán thì càng ép, càng ép thì càng chán, cứ như vậy tiếp nối thành một vòng tròn không hồi kết, càng ngày càng biếng ăn hơn.

Phần lớn trẻ biếng ăn do sinh lý và tâm lý, đều là những nguyên nhân mà người lớn phải tự nhận thức và thay đổi chính mình, hơn là thay đổi trẻ. Cần ghi nhớ việc đa dạng hóa thực đơn và lắng nghe nhu cầu của trẻ, vấn đề ăn uống của trẻ sẽ trở nên tự nhiên và giản đơn. Nhiệm vụ của cha mẹ chỉ giới hạn ở việc cung cấp cho thức ăn ngon và lành mạnh.
Nếu vấn đề biếng ăn là bệnh lý, ăn gây kém phát triển hoặc suy nhược nghiêm trọng, cha mẹ cần sớm tìm đến các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn dinh dưỡng. Wellcare cung cấp dịch vụ Khám từ xa qua gọi thoại và gọi video với các bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng, như bác sĩ Trí Đoàn, bác sĩ Mỹ Duyên, Bs Xuân Linh, bác sĩ Đoan Trang và bác sĩ Thúy Anh: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/dinh-duong-nhi

Các bước đặt Khám từ xa

  1. Bước 1 đăng ký khám: Chọn bác sĩ và thời gian khám phù hợp, (từ web https://khamtuxa.vn hoặc ứng dụng di động Wellcare https://wellcare.vn/download).
  2. Bước 2 thanh toán phí: Wellcare hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến và tiền mặt tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Sau khi thanh toán hoàn tất, bạn sẽ nhận được xác nhận qua tin nhắn kèm hồ sơ bệnh án điện tử của bé.
  3. Bước 3 bổ sung bệnh án: Bác sĩ hoặc trợ lý y khoa của Wellcare sẽ hướng dẫn bạn bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh, video… cần thiết.
  4. Bước 4 khám đúng giờ: đến giờ hẹn, bạn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ.

Cần hướng dẫn thêm, vui lòng liên hệ zalo, viber, whatsapp, telegram +84366905905 hoặc gọi +8436226822 để được hỗ trợ.

Khám từ xa Wellcare biên soạn

- 01-11-2021 -

Bài viết liên quan