Bệnh thấp khớp và cách phòng bệnh ở trẻ nhỏ

Tình trạng đau nhức, mỏi xương khớp là hiện tượng than phiền thông thường hay gặp ở trẻ em sau một ngày chạy nhảy nhiều hoặc xô ngã.

Nếu trẻ bị đau sau khi vận động quá nhiều hoặc va chạm mạnh với các vật cứng thì đó là vấn đề thường thấy thế nhưng nếu tình trạng  trẻ bị đau xương khớp tái diễn, cơn đau dai dẳng không dứt gây hạn chế cho việc vận động thì rất có khả năng trẻ bị các bệnh về xương khớp điển hình đó là bệnh thấp khớp. Chính vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu lạ của bệnh thấp khớp thì tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa con của mình đi khám bác sĩ để có những kết luận chính xác để được điều trị thích hợp và kịp thời.

Bệnh thấp khớp và cách phòng bệnh ở trẻ nhỏ
Bệnh thấp khớp và cách phòng bệnh ở trẻ nhỏ

Đặc điểm của bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp là bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh này gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng bị bệnh. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và thỉnh thoảng bị sốt.

Một số người chỉ mắc bệnh này trong vài tháng hoặc một hai năm. Sau đó, bệnh khỏi mà không gây ra tổn hại nào. Ở những người khác, có khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn (bùng phát) và có khi các triệu chứng đỡ hơn (thuyên giảm). Những người khác bị thấp khớp dạng nặng có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc suốt đời. Dạng bệnh này có thể gây ra tổn thương khớp nghiêm trọng.

Bệnh thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp là biến chứng của viêm họng do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A không được điều trị kịp thời. thường xuất hiện ở trẻ em từ 5 tuổi tới 15 tuổi. Khi bị bệnh này trẻ em thường có những triệu chứng sau:

Triệu chứng của bệnh thấp khớp ở trẻ em

Bệnh thường là cấp tính nên có các biểu hiện ra bên ngoài như: sốt, đau nhức khớp, cơn đau có thể kéo dài và âm ỉ làm trẻ rất khó chịu.

Vị trí cơn đau bắt đầu thường là ở các khớp lớn sau đó mới lan ra các khớp nhỏ khác thường thì cơn đau xuất hiện ở khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay…

Vùng bị tổn thương khớp sẽ thấy sưng nóng, đỏ đau nhức vùng này cho tới khi có biện pháp giảm đau can thiệp.

Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới, khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp.

Viêm họng sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm.

Đối tượng dễ mắc bệnh thấp khớp

Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 – 0,6 % dân số trẻ em, rất ít gặp ở người lớn.

Bệnh thường mắc ở trẻ em đang lứa tuổi đi học từ 5-15 tuổi.

Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ.

Sự nguy hiểm của thấp khớp cấp tới tim

Bệnh thấp khớp ở trẻ nghĩ thì bình thường vì có những trường hợp tự khỏi được tuy nhiên không thể chủ quan được vì bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm tới hệ thống xương khớp nếu như không có phương pháp điều trị hợp lý.

Thấp khớp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, chính vì vậy người ta xếp thấp khớp vào nhóm bệnh tim mạch và gọi là thấp tim. Biến chứng tim hay não có thể muộn hơn 10 đến 20 năm.
Các triệu chứng thấp tim khởi đầu khoảng hai tuần sau khi nhiễm trùng họng bao gồm sốt, đau mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc cổ tay, di chuyền từ khớp này sang khớp khác, sưng đỏ nóng đau, nổi nốt dưới da, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, chuyển động giật rung tay chân và khuôn mặt.
Thấp khớp cấp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, Bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm khớp cấp do thấp, sốt thấp, thấp tim.

Phòng bệnh thấp khớp cấp

Dự phòng gồm phòng thấp ban đầu và phòng thấp tái phát. Phòng thấp ban đầu áp dụng cho trẻ chưa bao giờ bị thấp tim.

Trẻ cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, ngâm họng nước muối…

Trẻ cần thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng đánh răng, xúc họng, ngậm họng bằng nước muối.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Khi phát hiện trẻ bị viêm họng, sưng khớp cần phải cho trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan