HƯỚNG DẪN THEO DÕI BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CHO TRẺ

Biểu đồ tăng trưởng bao gồm một loạt các đường cong minh họa cho sự phân bố các số đo cơ thể của trẻ em. Đường cong này còn được gọi là kênh tăng trưởng (hay bách phân vị) để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

Biểu đồ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng là công cụ để bác sĩ và cha mẹ đánh dấu và theo dõi tốc độ tăng trưởng từ khi trẻ chào đời đến khi trưởng thành, 24 tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng trên ứng dụng Wellcare có 2 loại theo số liệu của CDC và WHO, bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu và từ 2 tuổi trở lên có thêm biểu đồ BMI.

Bao lâu thì nên cân đo 1 lần?

Sau đây là gợi ý khi nào khi nên cân đo trẻ:

  • 2 tuần - 3 tháng: mỗi tháng 1 lần
  • 3 tháng - 12 tháng: mỗi 2-3 tháng 1 lần
  • Trên 12 tháng: theo yêu cầu của bác sĩ riêng
Nguồn: mix-healthy.blogspot.com

Bác sĩ đôi khi có thể yêu cầu cân đo thường xuyên hơn nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về tăng trưởng, thường là khi:

  • Trẻ sinh nhẹ cân
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ có bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc Turner
  • Trẻ có sự khác biệt lớn giữa bách phân vị của chiều cao so với cân nặng (còn gọi là kênh tăng trưởng)
  • Trẻ mắc bệnh tiểu đường

Khi trẻ 2-3 tuổi, bác sĩ nhi khoa sẽ là người quyết định bao lâu thì nên cân đo trẻ một lần.

Đa số cha mẹ thích cân đo trẻ thường xuyên để yên chí là con mình tăng trưởng tốt. Nhưng nếu đo quá thường xuyên, kết quả sẽ còn làm các bạn lo lắng nhiều hơn là yên tâm. Bởi việc đo thường xuyên (ở những khoảng thời gian quá gần nhau) sẽ khiến chúng ta lầm tưởng là trẻ chẳng tăng trưởng gì cả. Thậm chí trong cùng một ngày, nếu cha mẹ cân trẻ vài ba lần còn cho thấy cân nặng của trẻ trồi sụt, chuyện đó hoàn toàn tùy thuộc vào thực tế là cân nặng của trẻ dĩ nhiên là sẽ thay đổi trước hoặc sau khi trẻ đi cầu, thay tã, đói hoặc ăn no. Do đó, tốt nhất là nên làm theo lời khuyên của bác sĩ riêng.

Nói cách khác, bất cứ lúc nào lo lắng về tăng trưởng, tốt nhất là cha mẹ nên trò chuyện với bác sĩ của trẻ để xin lời khuyên.

Kênh tăng trưởng cho thấy điều gì?

  • Bằng việc nối các điểm trên biểu đồ, chúng ta đã vẽ ra và xác định được kênh tăng trưởng của trẻ.
  • Và việc theo dõi, cân đo, chấm và nối các điểm thành kênh tăng trưởng theo dòng thời gian, cho ta thấy trẻ có đang tăng trưởng theo đúng kênh của trẻ hay không.
  • Từ 2 tuổi trở đi, trẻ nên được theo dõi thêm cả biểu đồ thể tích khối cơ thể (Body mass index - BMI), để phòng ngừa nguy cơ trẻ béo phì hoặc thấp còi.
  • Tất cả các yếu tố còn lại, từ gen di truyền, đến dinh dưỡng, mức độ vận động, hoặc các vấn đề sức khỏe khác đều có thể ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của trẻ, nên được xem xét và đánh giá vào các cuộc hẹn khám tổng quát định kỳ với bác sĩ nhi khoa.

Bách phân vị (hay kênh tăng trưởng) có nghĩa là gì?

Khái niệm bách phân vị là để ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn đối với một giá trị cho trước.

Chẳng hạn, nếu bé A có chiều cao ở bách phân vị thứ 30, nghĩa là bé A cao hơn 30% các bé và thấp hơn 70% các bé - ở cùng độ tuổi. Bé A còn có cân nặng ở bách phân vị thứ 20, nghĩa là bé A nặng hơn 20% các bé và nhẹ hơn 80% các bé - ở cùng độ tuổi.

Nguồn tham khảo:

- 18-08-2021 -

Bài viết liên quan