Xuất huyết dưới nhện

Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị trí các mạch máu nhánh đến đầu và hai cánh tay. Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất nằm bên trái tim. Từ động mạch chủ, các động mạch nhánh nhỏ hơn dẫn máu và

Xuất huyết dưới nhện là bệnh gì?

 Xuất huyết dưới nhện

Xuất huyết dưới khoang nhện hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện. Đây là sự chảy máu đột ngột vào khoang trống (khu vực dưới màng nhện) ở giữa não và lớp màng bao phủ não. Nguyên nhân thường do một động mạch bị phình ở não đứt vỡ. Tình trạng này rất nguy hiểm. Theo thống kê, lên đến 10-15% người bệnh tử vong trước khi vào đến bệnh viện. Và đến 40% chết trong tuần đầu tiên sau khi bệnh khởi phát. Khoảng một nửa tử vong trong 6 tháng đầu. Ngoài ra hơn một phần ba người sống sót có những di chứng thần kinh nặng nề.?
Bệnh xuất huyết dưới khoang nhện thường gặp ở người lớn hơn 50 tuổi và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở những người từng bị chấn thương đầu. Bởi vì việc tìm ra mạch máu bị phình nhưng chưa vỡ ở người không có triệu chứng khá khó nên hầu hết trường hợp xuất huyết dưới nhện không thể phòng ngừa được.;

Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết dưới nhện là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dưới khoang nhện là đau đầu đột ngột và dữ dội. Cơn đau thường nặng hơn gần phía sau đầu. Nhiều bệnh nhân cho biết đó là cơn đau đầu tồi tệ nhất và không giống bất cứ cơn đau đầu nào họ từng bị trước đây.
Các triệu chứng khác bao gồm:
  • Giảm mức độ tỉnh táo;
  • Mất khả năng vận động hay cảm giác;
  • Thay đổi khí sắc và nhân cách, kể cả lú lẫn và dễ kích động;
  • Đau cơ;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau mắt;
  • Sợ ánh sáng;
  • Co giật;
  • Cứng cổ;
  • Vấn đề về thị lực.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới nhện

Các nguyên nhân gây xuất huyết dưới nhện bao gồm:
  • Chảy máu từ túi phình mạch bị vỡ hoặc vỡ dị dạng động tĩnh mạch;
  • Chấn thương đầu. Chấn thương thường do té ngã ở người già và tai nạn giao thông ở người trẻ;
  • Dùng thuốc làm loãng máu;
  • Rối loạn xuất huyết.
  • Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng (vô căn).;

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết dưới nhện

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới khoang nhện, bao gồm:
  • Phình mạch ở các mạch máu khác;
  • Loạn sản sợi cơ và các bệnh lý mô liên kết khác;
  • Tăng huyết áp;
  • Có tiền sử mắc bệnh thận đa nang;
  • Hút thuốc lá;
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc phình mạch máu não.;

Điều trị xuất huyết dưới nhện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết dưới nhện?

Mục tiêu điều trị là giảm sưng đau và giảm mức độ co thắt mạch máu não, giảm buồn nôn và nôn, ngăn ngừa động kinh và tái xuất huyết cũng như cứu sống bệnh nhân. Việc điều trị cũng cố gắng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng như tổn thương não vĩnh viễn (đột quỵ). Bạn thường được nằm ở phòng săn sóc đặc biệt trong bệnh viện.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị phình mạch, loại bỏ khối máu tụ lớn hoặc giảm áp lực nội sọ. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật kẹp cổ túi phình mạch và phương pháp thả cuộn kim loại.
Ngoài ra, bạn phải được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường và tránh các hoạt động có thể làm tăng áp lực bên trong đầu (cúi xuống, căng người).
Các loại thuốc bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng là thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng giúp bạn không phải gắng sức khi đại tiện, thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu, co giật. Ngoài ra bạn còn được thở oxy và truyền dịch.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết dưới nhện?

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, đặc biệt là hệ thần kinh và mắt.
Nếu nghi ngờ bạn mắc xuất huyết dưới nhện, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT phần đầu (không có thuốc cản quang) ngay lập tức để phát hiện xuất huyết. Nếu chụp CT không cho thấy xuất huyết, bác sĩ có thể tiến hành chọc dò tủy sống. Bệnh nhân bị Xuất huyết dưới nhện thường có máu trong dịch não tủy. Một số xét nghiệm khác bao gồm:
  • Chụp mạch não đồ;
  • Chụp CT động mạch (có sử dụng chất cản quang);
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ, để quan sát các dòng máu trong động mạch não;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) và cộng hưởng từ mạch máu (MRA) (đôi khi).;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của xuất huyết dưới nhện

Xuất huyết dưới khoang nhện có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Tìm hiểu tất cả những gì có thể về chấn thương của bạn. Tham gia nhóm hỗ trợ nếu bạn thấy có ích;
  • Tiếp tục tái khám định kỳ với bác sĩ. Tuân thủ tất cả hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng có thể cần vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp và trị liệu ngôn ngữ;
  • Nhận diện và điều trị phình mạch đúng mức để ngăn ngừa bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Vết bớt sơ sinh khá phổ biến và thường vô hại. Nhưng một số loại có thể cần phải điều trị vì lý do thẩm mỹ hoặc do tăng trưởng nhanh chóng. Một số ít có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn nào đó. Như vậy, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vết bớt
  • 28-05-2018
    1- Khai thông đường hô hấp: hút đàm dãi - đặt nội khí quản - mở khí quản. Dẫn lưu xoang màng phổi khi có tràn khí hoặc tràn máu xoang màng phổi. 2- Bồi hoàn thể tích tuần hoàn: cầm máu - băng ép - truyền dịch (NaCl 0,9%, Lactated Ringer...), truyền máu.
  • 28-05-2018
    Chứng khó tiêu hoặc rối loạn dạ dày-ruột là một thuật ngữ mô tả sự khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên. Đây không phải là một căn bệnh. Khó tiêu là một nhóm các triệu chứng thường bao gồm cả đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng. Chứng khó tiêu thường gây ra bởi
  • 28-05-2018
    Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như sau: Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp. Cương không đúng lúc. Lúc không giao hợp thì cương nhưng khi giao hợp thì không. Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp
  • 19-03-2019

    Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên

  • 28-05-2018
    Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng. Táo bón