Đục thủy tinh thể người già

Theo thời gian, thủy tinh thể của nhiều người bị mờ dần và dẫn đến giảm thị lực, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân. Có tới khoảng 40% tổng số các trường hợp đục thủy tinh thể là đục nhân thủy tinh thể do tuổi già. Đục thủy tinh thể là gì? Mắt có

Đục thủy tinh thể là gì?

Mắt có thể nhìn được mọi vật nhờ ánh sáng từ ngoài đi vào mắt, xuyên qua các môi trường trong suốt của mắt, vào tới hoàng điểm còn gọi là điểm vàng ở võng mạc. Môi trường trong suốt của mắt gồm: Giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể, dịch kính. Thủy tinh thể nằm ở nửa phía trước của mắt, được ví như một thấu kính trong máy chụp ảnh. Để có thị lực tốt thủy tinh thể phải trong suốt.

Các hình thái đục thủy tinh thể tuổi già:

  • Đục nhân thủy tinh thể.
  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau.
  • Đục vỏ thủy tinh.

Triệu chứng, biểu hiện đục thủy tinh thể người già

Triệu chứng, biểu hiện đục thủy tinh thể người già

Đục thủy tinh thể người già. (Ảnh minh họa)

Khi thủy tinh thể bắt đầu bị đục, người bệnh thấy nhìn mờ, thị lực vẫn không cải thiện dù đã thay kính đang đeo và nhìn màu sắc không rực rỡ như trước. Đặc điểm của triệu chứng nhìn mờ do đục thủy tinh thể là mức độ nhìn mờ tăng dần, không kèm theo đau nhức mắt, đỏ mắt. Tiến triển của triệu chứng nhìn mờ phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể do tuổi già thường tiến triển chậm từ vài năm cho đến hàng chục năm.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể người già

Thủy tinh thể của mắt gồm bao thủy tinh thể và nhân thủy tinh thể. Nguyên nhân thường gặp, chiếm khoảng 40% tổng số các trường hợp đục thủy tinh thể là đục nhân thủy tinh thể do tuổi già.

Yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể người già

Những người có bệnh toàn thân kèm theo như bệnh đái tháo đường, bệnh về thận, bệnh hệ thống hoặc những người hút thuốc lá thủy tinh thể bị đục sớm. Những người có bệnh tại mắt như sau khi bị chấn thương mắt, viêm hoặc loét giác mạc, viêm màng bồ đào, bệnh đục thủy tinh thể sẽ tiến triển nhanh. Chú ý những trường hợp sử dụng thuốc có chế phẩm corticosteroid đường toàn thân hoặc tra mắt kéo dài sẽ gây nên đục bao thủy tinh thể và bệnh glocom thứ phát.

Điều trị đục thủy tinh thể người già

Điều trị đục thủy tinh thể người già
Điều trị đục thủy tinh thể người già. (Ảnh minh họa)

Mắt bị đục thủy tinh thể cần phải được phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, không có loại thuốc hoặc phương pháp nào khác để điều trị bệnh đục thủy tinh thể.
Những người có bệnh đục thủy tinh thể quyết định đi phẫu thuật cần lưu ý nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt. Trước khi phẫu thuật được tiến hành, việc khám, đánh giá sức khỏe người bệnh, tình trạng mắt, mức độ, hình thái của đục thủy tinh thể và việc quyết định thời gian, phương pháp phẫu thuật phù hợp là rất quan trọng.
Người có bệnh đục thủy tinh thể do tuổi già thường kèm theo các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp nên phải duy trì điều trị và khống chế lượng đường máu hoặc chỉ số huyết áp ở mức bình thường.

Phòng ngừa đục thủy tinh thể người già

  • Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất có sinh tố C, không ăn nhiều chất cay nóng, hạn chế thuốc lá, rượu bia.
  • Tránh làm việc nhiều, lao động quá sức, không căng thẳng tinh thần, không đọc sách nhiều để mắt được nghỉ ngơi.
  • Tránh sống nơi có nhiều bụi môi trường ô nhiễm.
  • Xoa mắt hàng ngày và sáng dậy nên ngâm mắt bằng nước ấm 20 - 30 phút mỗi ngày.

Xem thêm: 

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Mắt tại Tp.HCM

>>> Danh sách bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Mắt Khám từ xa trên Wellcare (Gọi thoại - Gọi Video)


(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Willi (Prader Willi Syndrome), gọi tắt PWS, là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó có 7 gen trên nhiễm sắc thể 15 của người cha hoặc người mẹ bị xóa hoặc không hiển thị. Trẻ bị hội chứng PWS thường gặp các vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi.
  • 28-05-2018
    Xét nghiệm máu ẩn trong phân là xét nghiệm có thể phát hiện một lượng nhỏ máu lẫn trong phân, không nhìn thấy bằng mắt thường. Xét nghiệm này thường được dùng để giúp chẩn đoán các rối loạn chảy máu trong đường tiêu hóa (thường là dạ dày và ruột).
  • 04-10-2018

    Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm thận hoặc sốt thấp khớp.

  • 28-05-2018
    Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • 28-05-2018
    Thuật ngữ ‘Parkinson’ đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận động cơ không chủ ý của cơ thể. Parkinson thứ phát - hay còn gọi là hội chứng Parkinson, có các triệu chứng và diễn tiến bệnh tương tự như bệnh Parkinson.
  • 28-05-2018
    Khô mắt là một trong những chứng bệnh rất phổ biến của mắt, đặc biệt là ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, do yêu cầu công việc, bạn không thể rời xa chiếc máy tính. Triệu chứng khô mắt xuất hiện khi có sự suy giảm về chất lượng của lớp màng