Viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là sự viêm nhiễm tai trong gây ra chóng mặt. Mê đạo là một cấu trúc nằm sâu bên trong, giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Nếu mê đạo bị kích ứng, nó sẽ gửi dấu hiệu sai đến não. Viêm mê đạo tai có thể kèm theo mất thính lực, chứng chóng

Tìm hiểu chung Bệnh Viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là bệnh gì?
Viêm mê đạo tai là sự viêm nhiễm tai trong gây ra chóng mặt. Mê đạo là một cấu trúc nằm sâu bên trong, giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Nếu mê đạo bị kích ứng, nó sẽ gửi dấu hiệu sai đến não. Viêm mê đạo tai có thể kèm theo mất thính lực, chứng chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Viêm mê đạo tai

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mê đạo tai?
Các triệu chứng của bệnh viêm mê đạo tai có thể bắt đầu đột ngột, thường đến và hết, kéo dài từ dưới 1 phút cho đến nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Bệnh nhân thường chóng mặt và cảm thấy nặng hơn khi thay đổi tư thế một cách nhanh chóng. Các triệu chứng khác bao gồm hoa mắt, cảm thấy không vững, mất cân bằng, buồn nôn, ù tai, mệt mỏi và thấy mệt. Tình trạng nôn mửa có thể xuất hiện. Hầu hết khả năng nghe sẽ phục hồi về bình thường trong vòng 2 tuần.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy đau đầu, sốt hoặc cứng cổ và đau rát cổ nghiêm trọng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn tham khảo bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm mê đạo tai gây bệnh Bệnh Viêm mê đạo tai

Nguyên nhân nào gây ra viêm mê đạo tai?
Nguyên nhân gây ra viêm mê đạo tai phổ biến là do nhiễm trùng virus (ở bệnh cúm hay cảm lạnh). Hiếm khi nguyên nhân là do vi khuẩn hay do nhiễm trùng tai. Các nguyên nhân khác có thể là do dị ứng hoặc một số loại thuốc có hại cho tai trong. Có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Viêm mê đạo tai

Những ai thường mắc phải viêm mê đạo tai?
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam hay nữ. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người bị viêm đường hô hấp trên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm mê đạo tai?
Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mê đạo tai:
Uống nhiều rượu bia;
Mệt mỏi;
Bị dị ứng;
Nhiễm trùng đường hô hấp hay nhiễm trùng tai;
Hút thuốc;
Stress;
Bị tác dụng phụ của thuốc (như aspirin).;

Điều trị Bệnh Viêm mê đạo tai hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm mê đạo tai?
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm (đặc biệt về mắt, tai, mũi và cố họng). Tình trạng sưng đỏ ở mũi hoặc cổ họng nhẹ có thể do nhiễm trùng virus. Đôi khi, bác sĩ có thể cho bạn làm các xét nghiệm đặc biệt đối với các triệu chứng khác như mất thính lực. Bác sĩ có thể đề nghị bạn đi khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hoặc bác sĩ nội thần kinh (chuyên về bệnh hệ thần kinh). Thông thường, bạn không cần thực hiện chụp X-quang và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm mê đạo tai?
Bệnh viêm mê đạo tai thường tự khỏi, trong vòng vài ngày cho đến 2 tuần. Đối với tình trạng chóng mặt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc meclizine. Nằm nghỉ ngơi và nhắm mắt lại sẽ làm giảm cơn chóng mặt. Thay đối tư thế (như ngồi dậy) một cách chậm rãi cũng sẽ khiến bạn đỡ chóng mặt hơn.
Thủ thuật Epley có thể được hướng dẫn để giúp giảm chóng mặt. Người bệnh nên uống nhiều nước vì sự mất nước có thể làm các triệu chứng nặng hơn.
Các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng do hầu hết các trường hợp bệnh không phải do nhiễm trùng vi khuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định một loại kháng sinh duy nhất trong những trường hợp hiếm gặp khi nghi ngờ có sự nhiễm trùng vi khuẩn.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Viêm mê đạo tai

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm mê đạo tai?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Uống nhiều nước;
Ngồi hoặc nằm xuống nếu bạn chóng mặt;
Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng đột ngột trở nên nặng hơn hoặc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc được kê đơn;
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Vi rút Hantan còn viết là vi rút Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người
  • 28-05-2018
    Đây là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Thường gặp ở vị trí thứ 4 trong các ung thư ở nam, và thứ 8 trong các ung thư nữ. Tỉ lệ thay đổi nhiều từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Ơ một số nước đang phát triển, ung thư xoang miệng
  • 28-05-2018
    Tật nứt đốt sống xảy ra trong tuần thứ ba và thứ tư của thai kỳ khi một phần tủy sống của thai nhi đóng không đúng cách. Kết quả là đứa trẻ được sinh ra với một phần của tủy sống bị hở ở mặt sau. Mặc dù các nhà khoa học tin rằng yếu tố di truyền và môi
  • 17-10-2018

    Escherichia coli (E. coli) là một loài vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng

  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào
  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau. Ngày nay, với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học người ta đã hiểu được các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các