Viễn thị

Viễn thị là một tật khúc xạ nghĩa là mắt không hướng hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật giúp hình ảnh được quan sát rõ ràng. Trong viễn thị, các vật ở xa trông rõ ràng, nhưng các vật ở gần xuất hiện mờ hơn.

Viễn thị là gì?

Viễn thị

Viễn thị là một tật khúc xạ nghĩa là mắt không hướng hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật giúp hình ảnh được quan sát rõ ràng. Trong viễn thị, các vật ở xa trông rõ ràng, nhưng các vật ở gần xuất hiện mờ hơn.
Người ta trải qua quá trình viễn thị khác nhau. Một số người có thể không nhận thấy bất kỳ vấn đề gì với tầm nhìn của họ, đặc biệt là khi họ còn trẻ. Đối với những người viễn thị đáng kể, tầm nhìn có thể bị mờ khi nhìn các đối tượng tại bất kỳ khoảng cách nào, gần hay xa. Nó là một rối loạn độ tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt.

Triệu chứng viễn thị

Một số dấu hiệu và triệu chứng của viễn thị bao gồm khó khăn khi nhìn gần như đọc sách, mỏi mắt, nheo mắt và nhức đầu.
Hầu hết trẻ em có viễn thị, nhưng chúng không cảm thấy các triệu chứng mờ mắt vì mắt trẻ em có thể điều tiết mắt để hội tụ các tia sáng trực tiếp trên võng mạc.

Nguyên nhân của viễn thị

Để cho mắt của chúng ta có thể nhìn thấy rõ, các tia sáng phải bị bẻ cong hoặc khúc xạ bởi phim nước mắt, giác mạc và thủy tinh thể để chúng có thể hội tụ trên võng mạc là các lớp tế bào nhạy cảm ánh sáng dọc theo mặt sau của mắt. Võng mạc nhận hình ảnh được hình thành bởi các tia ánh sáng và gửi hình ảnh đến não thông qua thần kinh thị giácvốn thực sự là một phần của bộ não.
Viễn thị xảy ra khi mắt là ngắn hơn bình thường hoặc có một giác mạc (cửa sổ phía trước trong suốt của mắt) là quá phẳng. Kết quả là, các tia sáng tập trung sau võng mạc thay vì trên đó. Nói chung, điều này làm bạn nhìn thấy những vật ở xa một chút thì có thể vẫn rõ ràng do khả năng điều tiết của mắt nhưng những vật ở gần sẽ xuất hiện mờ hơn.
Giống như cận thị , viễn thị thường di truyền. Hầu hết trẻ em là nhìn xa, nhưng chúng không cảm thấy mờ. Do khả năng điều tiết của mắt trẻ em có thể giúp hội tụ các tia sáng và đặt chúng trực tiếp trên võng mạc. Miễn là viễn thị là không quá nghiêm trọng, trẻ viễn thị sẽ có tầm nhìn rõ ràng đối với các vật ở khoảng cách xa và gần. Khi mắt phát triển và trở nên dài hơn, viễn thị sẽ giảm.

Chẩn đoán viễn thị

Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán viễn thị trong quá trình kiểm tra mắt toàn diện. Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có viễn thị không bằng cách sử dụng một bài kiểm tra thị lực tiêu chuẩn, bạn được yêu cầu đọc chữ trên một bảng thị lực được đặt ở đầu kia của căn phòng, và các cách đo khác.
Nếu kiểm tra thị lực cho thấy bạn đang viễn thị, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị kiểm tra nhất định để tìm nguyên nhân gây ra viễn thị. Bằng cách chiếu ánh sáng đặc biệt vào mắt của bạn, đèn soi bóng đồng tử sẽ được sử dụng để xem cách ánh sáng phản xạ khỏi võng mạc của bạn. Tùy theo cách ánh sáng phản xạ trở lại từ bên trong mắt, nó có thể cho biết một người hoặc là viễn thị hoặc cận thị .
Bác sĩ sẽ sử dụng máy đo khúc xạ phoropter, một thiết bị có thể đo được chỉ số tật khúc xạ mà bạn có và giúp xác định đúng chỉ số kính để điều chỉnh độ khúc xạ

Điều trị viễn thị

Kính mắt gọng hoặc kính áp tròng là những phương pháp phổ biến nhất của để điều chỉnh các triệu chứng viễn thị. Chúng giúp tập trung các tia sáng lại trên võng mạc, thay thế cho những bóng mờ của mắt. Chứng cũng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có hại (UV)khi chúng được phủ một lớp màng đặc biệt để sàng lọc ánh sáng tia cực tím
Trong trường hợp khác, người viễn thị có thể chọn phẫu thuật để chữa viễn thị với phẫu thuật LASIK hoặc một hình thức phẫu thuật khúc xạ tương tự khác. Các phương pháp phẫu thuật này được sử dụng để điều trị hoặc cải thiện tầm nhìn của bạn bằng cách định hình lại giác mạc, hoặc phần trước của mắt, điều chỉnh hiệu quả khả năng tập trung của mắt bạn.
Không có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy rằng các bài tập mắt, vitamin hoặc thuốc có thể ngăn ngừa hoặc chữa viễn thị.
Không có phương pháp tốt nhất để điều trị viễn thị. Sự điều chỉnh thích hợp nhất cho bạn phụ thuộc vào đôi mắt và lối sống của bạn. Bạn nên thảo luận về lối sống của mình với bác sĩ nhãn khoa để quyết định những điều chỉnh có hiệu quả nhất cho đôi mắt.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Trước đây bệnh quai bị khá phổ biến ở Hoa Kỳ. Nhưng sau khi vacxin quai bị được đưa vào chủng ngừa thường quy, số trường hợp bệnh quai bị đã giảm đi đáng kể. Tại Việt Nam, hiện nay vacxin quai bị chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc
  • 15-10-2018
    Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo
  • 17-10-2018

    Bệnh Buerger là nguyên nhân gây viêm các mạch máu ở chân và tay, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Bệnh này làm thu hẹp và tắc nghẽn các mạch máu nên lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân giảm. Đây là nguyên nhân gây đau và các triệu chứng khác, và cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương và gây chết mô (hoại tử) ở tay và/hoặc chân.

  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • 17-10-2018

    Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường.

  • 28-05-2018
    Tắc tuyến lệ là tình trạng ống lệ bị tắc ngăn dòng chảy của nước mắt từ mắt xuống mũi. Bệnh này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Nước mắt có tác dụng làm sạch mắt và giữ cho bề mặt của mắt luôn ẩm. Chúng được sản