Viêm VA

Bình thường khối V.A phát triển đến 6 - 7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành. Tỷ lệ viêm V.A ở nước ta chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 - 5 tuổi. Viêm V.A cấp tính: Là viêm nhiễm

Tìm hiểu Viêm VA

Bình thường khối V.A phát triển đến 6 - 7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành.

Tỷ lệ viêm V.A ở nước ta chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 - 5 tuổi.

Viêm V.A cấp tính: Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan de Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm).

Viêm V.A mạn tính: Nói có V.A có nghĩa là V.A to hoặc viêm. Viêm V.A mạn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.

Triệu chứng viêm VA

Triệu chứng viêm VA

Viêm V.A cấp tính

Toàn thân: Ở trẻ em, bắt đầu đột ngột, sốt cao 40 - 41oC, thường kèm theo những hiện tượng phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật. Ở trẻ lớn hơn cũng có thể bắt đầu đột ngột sốt cao, kèm theo thanh quản co thắt, đau tai và có khi có phản ứng màng não nhưng diễn biến nhẹ hơn ở trẻ nhỏ.

Cơ năng: Trẻ ngạt mũi, có thể ngạt mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú. Trẻ lớn hơn không bị ngạt mũi hoàn toàn nhưng thở ngáy, nhất là về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín. Ở người lớn nếu có còn bị viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém.

Viêm V.A mạn tính

Xuất hiện từ ở trẻ từ 18 tháng tuổi đến 6 - 7 tuổi.

Toàn thân: Thường hay sốt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Trẻ đãng trí kém tập trung tư tưởng thường do tai hơi nghễnh ngãng và não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính, thường học kém.

Cơ năng:

  • Ngạt tắc mũi: lúc đầu ngạt ít sau ngạt nhiều tăng dần. Trẻ thường xuyên há mồm để thở, nói giọng mũi kín.
  • Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước.
  • Ho khan.
  • Ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình.
  • Tai nghe kém hay bị viêm.

Nguyên nhân viêm VA

Nguyên nhân viêm VA
  • Vi-rút: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus...
  • Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae...

Biến chứng viêm VA

Biến chứng viêm VA
  • Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.
  • Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ.
  • Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước.
  • Viêm hạch gây áp xe như hạch Gillette: đó là áp-xe thành sau họng ở hài nhi.
  • Thấp khớp cấp.
  • Viêm cầu thận cấp.
  • Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Luôn mệt mỏi, lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường.

Điều trị viêm VA

Điều trị viêm VA

Điều trị viêm V.A cấp tính

Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (Ephedrin 1%, Argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.

Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh.

Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng.

Nâng đỡ cơ thể.

Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A 'nóng' với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng rất hãn hữu.

Điều trị viêm V.A mạn tính

Nạo V.A hiện nay rất phổ biến, nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá xảy ra khi van ở tim mở không đủ rộng (bị hẹp).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào thâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Rubella từng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm
  • 28-05-2018
    Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Bệnh này hầu như không bao giờ lan ra bộ phận khác
  • 17-10-2018

    Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp. Mặc dù phần lớn các nhân tuyến giáp là lành tính (không ung thư), một tỷ lệ nhỏ các nhân này chứa tế bào ung thư. Để chẩn đoán và điều trị ung

  • 17-10-2018

    Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để.

  • 28-05-2018
    Tiêu chảy có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng, biểu hiện khác nhau bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn. Tiêu chảy là chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không