Viêm niệu đạo do lậu

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến bị đỏ và sưng tấy lên. Đây là bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Tìm hiểu chung về viêm niệu đạo do lậu

Bệnh Viêm niệu đạo do lậu

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến bị đỏ và sưng tấy lên. Đây là bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Triệu chứng thường gặp của viêm niệu đạo do lậu

Triệu chứng phổ biến khi bi viêm niệu đao do lậu gồm:
  • Đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục;
  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Tiểu gấp;
  • Đau bụng dưới;
  • Có khí hư đặc và có mùi;
  • Sốt;
  • Sưng hạch bạch huyết vùng khung chậu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập trên đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
  • Cảm thấy đau khi tiểu;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Bị sốt cao kèm theo tiểu ra máu;
  • Nếu bạn đang trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, bạn nên liên hệ bác sĩ ngay nếu những triệu chứng không được cải thiện hoặc kéo dài.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo do lậu

Viêm niệu đạo do lậu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoea. Đây là vi khuẩn gây ra bệnh lậu. Với những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với nhiều người, vi khuẩn lậu sẽ lan truyền từ những người nhiễm bệnh và gây ra viêm niệu đạo do lậu.

Nguy cơ bị viêm niệu đạo do lậu

Những ai thường mắc phải viêm niệu đạo do lậu?
Bệnh thường xảy ra nhất ở người từ độ tuổi 15 đến 24 và những người bị lậu hoặc quan hệ tình dục không an toàn với những người bị lậu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo do lậu?
Bạn dễ bị viêm niệu đạo do lậu nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, nếu hệ miễn dịch của bạn yếu, các bệnh viêm nhiễm cũng có cơ hội lây lan cao hơn và thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị viêm niệu đạo do lậu hiệu quả

Điều trị viêm niệu đạo do lậu
Điều trị viêm niệu đạo do lậu (Hình minh họa)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm niệu đạo do lậu?
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh án và quan sát ống niệu đạo, hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dung dịch từ ống niệu đạo và xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân nữ sẽ được khám vùng chậu. Nếu chẩn đoán là viêm niệu đạo do lậu, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bạn tình về tình trạng lây nhiễm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm niệu đạo do lậu?
Bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm nhiễm. Những thuốc không theo toa (như acetaminophen, ibuprofen) hoặc tắm nước ấm cũng có thể được dùng để giảm đau. Bạn cũng cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây để tăng lượng axit trong nước tiểu. Nước tiểu chứa axit có thể làm giảm lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoặc nếu bạn tình của bạn cũng bị bệnh, họ cần phải được điều trị đồng thời.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm niệu đạo do lậu

  • Rửa tay thường xuyên để tránh lây lan;
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su;
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh;
  • Nếu bạn tình của bạn bị bệnh, nên khuyên họ đi khám để được điều trị đồng thời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau thắt ngực không ổn định là cơn đau ở ngực do tình trạng máu và oxy không đủ để cung cấp cho tim.nĐau thắt ngực có thể là triệu chứng của bệnh mạch vành hoặc xơ vữa động mạch khi các mảng bám cấu tạo từ cholesterol và chất béo bám bên trong động mạch.
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
  • 28-05-2018
    Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề, xung huyết hoặc thoái hóa niêm mạc của thanh quản, nhất là dây thanh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có thể có những biến chứng cần can thiệp ngoại khoa như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh...
  • 28-05-2018
    Bệnh Osgood-Schlatter (hay còn gọi là bệnh lồi củ trước xương chày) là tình trạng đau đớn xuất hiện ở khớp gối đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Cơn đau chủ yếu ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào).
  • 01-06-2018

    Các dấu hiệu và triệu chứng PCOS thường gặp bao gồm: Chu kì kinh nguyệt bất thường – không ra kinh (vô kinh) hoặc hành kinh quá nhiều, không thể dự đoán được.

  • 03-10-2018

    Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở các khớp của cột sống. Bệnh có thể khiến một số đốt sống trong cốt sống dính lại với nhau và sưng lên, khiến cột sống khó cử động hơn và có thể dẫn đến còng lưng.