Viêm ruột

Hệ tiêu hóa bao gồm một tập hợp các cơ quan như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng... có nhiệm vụ chuyển thức ăn thành dưỡng chất và hấp thu các dưỡng chất này vào máu để cung cấp cho cơ thể. Chúng ta hiếm khi chú ý đến hoạt động của chúng trừ khi

Tìm hiểu về viêm ruột

Hệ tiêu hóa bao gồm một tập hợp các cơ quan như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng... có nhiệm vụ chuyển thức ăn thành dưỡng chất và hấp thu các dưỡng chất này vào máu để cung cấp cho cơ thể. Chúng ta hiếm khi chú ý đến hoạt động của chúng trừ khi có trục trặc, chẳng hạn như khi chúng ta bị viêm ruột.
Bệnh viêm ruột gồm 2 căn bệnh mạn tính: bệnh viêm đại tràng gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.

Viêm đại tràng gây loét

Viêm đại tràng gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già (còn được gọi là đại tràng). Viêm đại tràng gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu đại tràng bị tổn thương. Cũng giống như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng.
Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non. Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở riêng khu vực này mà còn tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm đại tràng gây loét. Nó thường ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột.

Triệu chứng bệnh viêm ruột

Triệu chứng bệnh viêm ruột

1. Tiêu chảy

Tiêu chảy có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng (khiến cho bệnh nhân tiêu chảy 20 lần trở lên trong 1 ngày). Nếu tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Việc tiếp tục mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn tới thiếu máu.

2. Đau bụng

Bệnh nhân viêm đại tràng thường có cảm giác nặng bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.

3. Táo bón

Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra như là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Ở bệnh viêm đại tràng gây loét, táo bón có thể là một triệu chứng của viêm trực tràng.

4. Máu trong phân

Quá trình thực phẩm di chuyển qua đường tiêu hóa có thể dẫn đến chảy máu. Máu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc máu sẫm màu trộn với phân. Trong trường hợp máu chảy ít sẽ khó nhìn thấy.

5. Sốt, mệt mỏi và sụt cân

Có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm ruột do thiếu ăn và mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính.

6. Triệu chứng khác

Ngoài ra, cũng có thể có các vấn đề sức khỏe khác do viêm ruột gây ra xuất hiện ở ngoài hệ tiêu hóa, mặc dù các nhà nghiên cứu y học không biết tại sao có các biến chứng này. Một số người bị viêm ruột có thể có các dấu hiệu của viêm nhiễm ở các nơi khác của cơ thể, như ở các khớp, mắt, da và gan. Ở trẻ mắc bệnh viêm đại tràng gây loét hay bệnh Crohn, bệnh có thể làm trẻ chậm lớn và/hoặc làm cản trở quá trình dậy thì.
* Lưu ý: Các triệu chứng thường thấy nhất ở cả 2 bệnh viêm ruột là tiêu chảy và đau bụng.

Nguyên nhân gây viêm ruột

Nguyên nhân gây viêm ruột

Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền. Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn. Theo ghi nhận, số trường hợp mắc bệnh này tại châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn nhiều so với các khu vực khác của thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh Crohn?

Nguyên nhân của bệnh Crohn chưa được biết. Một số nhà khoa học nghi ngờ là nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như chủng Mycobacterium, có thể là nguyên nhân của bệnh Crohn. Tuy nhiên, đến nay đã không có bằng chứng thuyết phục rằng căn bệnh này được gây ra bởi nhiễm trùng xâm nhập. Crohn là bệnh không truyền nhiễm. Mặc dù chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng ở bệnh nhân bị bệnh Crohn, không chắc rằng chế độ ăn uống có phải là căn nguyên của bệnh này.
Kích hoạt hệ miễn dịch trong ruột là rất quan trọng trong viêm ruột. Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào miễn dịch và các protein mà các tế bào miễn dịch sản sinh. Thông thường, những tế bào và protein bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại, virus, nấm, và những kẻ xâm nhập bên ngoài khác. Kích hoạt hệ miễn dịch gây viêm xảy ra trong các mô kích hoạt.
Thông thường, hệ miễn dịch được kích hoạt chỉ khi cơ thể được tiếp xúc với những yếu tố có hại. Trong các bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, hệ miễn dịch là bất thường và bị kích hoạt mạn tính trong khi không có mặt của bất kỳ tác nhân gây bệnh nào được biết đến. Tiếp tục kích hoạt bất thường hệ miễn dịch gây hậu quả là tình trạng viêm mãn tính và loét. Tính nhạy cảm để kích hoạt bất thường của hệ miễn dịch được cho là do biến đổi gen di truyền. Vì vậy, những người thân (anh chị em, con, và cha mẹ) của người bị bệnh viêm ruột có nhiều khả năng mắc bệnh này. Gần đây, một gen được gọi là NOD2 đã được xác định là liên quan với bệnh Crohn. Gen này là quan trọng trong việc xác định làm thế nào cơ thể phản ứng một số loại vi khuẩn. Người có đột biến trong gen này dễ phát triển thành bệnh Crohn.

Yếu tố nguy cơ gây viêm ruột

Yếu tố nguy cơ gây viêm ruột

Yếu tố nguy cơ đối với bệnh Crohn

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh Crohn bao gồm:

  • Tuổi: Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường xảy ra ở người trẻ. Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn trong độ tuổi từ 20-30.
  • Chủng tộc: Mặc dù người da trắng có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này, bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chủng tộc nào. Nếu là người gốc Do Thái, nguy cơ thậm chí còn cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu có 1 người thân, như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc căn bệnh này. Có đến 1 trong 5 người bị bệnh Crohn có một thành viên trong gia đình bị căn bệnh này.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất khiến dễ mắc bệnh Crohn. Hút thuốc cũng dẫn đến bệnh nặng hơn và nguy cơ phải phẫu thuật cao hơn. Nếu hút thuốc thì hãy ngừng hút. Thảo luận điều này với bác sĩ và nhận được sựgiúp đỡ. Có rất nhiều chương trình cai thuốc lá có sẵn nếu không thể tự mình bỏ thuốc.
  • Nơi sinh sống: Nguy cơ cao mắc bệnh nếu sống ở một khu vực đô thị hoặc ở một nước công nghiệp. Bởi vì bệnh Crohn xảy ra nhiều hơn ở những người sống tại các thành phố và các quốc gia công nghiệp, có thể là các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn giàu chất béo trong thực phẩm hoặc tinh chế đóng vai trò trong bệnh Crohn. Những người sống ở vùng khí hậu phía Bắc cũng có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Sử dụng Isotretinoin: Isotretinoin (Accutane) là một thuốc mạnh đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc mụn mà không đáp ứng với các cách điều trị khác. Mặc dù nguyên nhân và hiệu lực chưa được chứng minh, các nghiên cứu đã báo cáo sự phát triển bệnh viêm ruột khi sử dụng isotretinoin.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Mặc dù các thuốc như ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam và những thuốc khác không trực tiếp gây ra bệnh Crohn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ngoài ra, thuốc có thể làm cho bệnh Crohn hiện tại tồi tệ hơn.

Yếu tố nguy cơ bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới. Yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Tuổi: Loét đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng đến người ở độ tuổi 30. Một số người có thể không phát bệnh cho đến tuổi 50-60.
  • Chủng tộc hay sắc tộc: Người da trắng có nguy cơ cao nhất của bệnh. Nếu là người gốc Do Thái, nguy cơ còn cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Có nguy cơ cao nếu có thân nhân, chẳng hạn như một người anh em, cha mẹ hoặc con, mắc căn bệnh này.
  • Sử dụng thuốc Isotretinoin (Accutane): Isotretinoin (Accutane) là một loại thuốc đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc không đáp ứng với các cách điều trị khác. Mặc dù mối quan hệ nhân quả chưa được chứng minh, các nghiên cứu đã báo cáo sự phát triển của bệnh viêm ruột khi sử dụng isotretinoin.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Mặc dù các thuốc này - ibuprofen (Advil, Motrin, những thuốc khác), naproxen (Aleve), diclofenac (Cataflam, Voltaren), piroxicam (Feldene và những thuốc khác) - không trực tiếp ra viêm loét đại tràng, có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ngoài ra, những loại thuốc này có thể làm cho loét đại tràng hiện có tồi tệ hơn, và có thể làm cho chẩn đoán ban đầu khó khăn hơn.

Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột

Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột

Những thuốc dùng trong điều trị 2 dạng viêm ruột là giống nhau.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Chất ức chế miễn dịch có công dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.
  • Các thuốc hỗ trợ khác: Các thuốc chống tiêu chảy: phải dùng cẩn thận và trong viêm ruột nặng phải tránh hoàn toàn loại thuốc này vì nguy cơ gây độc cho đại tràng.

Điều trị ngoại khoa:

Khi điều trị nội khoa thất bại

Chế độ ăn uống

Trong viêm ruột, các bác sỹ sẽ tư vấn cẩn thận về chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm nào được lựa chọn sử dụng, thực phẩm nào cần tránh và xây dựng một chế độ ăn đảm bảo cho bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng.

Bài thuốc Đông y cho viêm ruột mạn tính

Bài thuốc Đông y cho viêm ruột mạn tính

Bài 1:

Biện chứng Đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui 6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g. Túc xác 6g, Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 2: 

Biện chứng Đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
Công thức: Bổ cốt chỉ 12 g, Ngô thù du 6g, Nhục đậu khấu 6g, Ngũ vị tử 6g, Bạch truật 10g, Phục linh 10g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 6g, Ô mai 3 quả, Thạch lựu bì 6g, Phụ tử 6g, Quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Hiệu quả lâm sàng: Lấy ‘Gia vị tứ thần thang’ làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3-6 thang là khỏi.
Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.

Phòng ngừa bệnh viêm ruột

Phòng ngừa bệnh viêm ruột

Chế độ ăn uống

Không có bằng chứng vững chắc rằng những gì ăn thực sự gây ra bệnh viêm ruột. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt là trong tình trạng cấp tính. Nếu nghĩ rằng có những loại thực phẩm làm cho tình trạng tồi tệ hơn, cố gắng giữ nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì đang ăn uống cũng như cảm thấy thế nào. Nếu phát hiện ra một số loại thực phẩm đang gây ra các triệu chứng, một ý tưởng tốt là cố gắng loại bỏ những loại thực phẩm này. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp:

  • Hạn chế các sản phẩm sữa: Giống như nhiều người mắc bệnh viêm ruột, có thể thấy các vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng, được cải thiện khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Có thể không dung nạp lactose, có nghĩa là, cơ thể không thể tiêu hóa đường sữa (lactose) trong thực phẩm từ sữa. Nếu vậy, hạn chế sữa hoặc sử dụng một sản phẩm enzyme, như Lactaid sẽ giúp phá vỡ lactose.
  • Hãy thử các loại thực phẩm ít chất béo: Nếu mắc bệnh Crohn ruột non, có thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo bình thường. Thay vào đó, chất béo đi qua ruột khiến bị tiêu chảy nặng hơn. Những thực phẩm có thể sẽ đặc biệt là phiền hà bao gồm bơ, bơ thực vật, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.
  • Thử nghiệm với các chất xơ: Đối với hầu hết mọi người, thực phẩm nhiều chất xơ chẳng hạn như trái cây tươi và rau quả và ngũ cốc nguyên chất, là nền tảng của một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Nhưng nếu bị bệnh viêm ruột, chất xơ có thể làm tiêu chảy, đau và chướng hơi nặng hơn. Nếu trái cây và rau quả còn nguyên, cố gắng hấp, nướng hoặc hầm chúng. Cũng có thể thấy một số người dung nạp được một số trái cây và rau quả, nhưng những người khác không thể. Nói chung, có thể có vấn đề nhiều hơn với các loại thực phẩm trong họ cải bắp như xúp lơ xanh và súp lơ, quả hạch, hạt giống, ngô và bỏng ngô. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ ăn nhiều chất xơ.
  • Tránh một số thực phẩm có vấn đề: Loại bỏ những thực phẩm làm cho các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn. Những thực phẩm này có thể bao gồm đậu, bắp cải và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như sô-cô-la và soda.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ: Nếu cảm thấy tốt hơn, hãy ăn 5-6 bữa ăn nhỏ 1 ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn như những người thân.
  • Uống nhiều chất lỏng: Hãy cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước là tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí.
  • Hãy cân nhắc vitamin tổng hợp: Bởi vì bệnh Crohn có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và vì chế độ ăn uống có thể bị hạn chế, vitamin và khoáng chất bổ sung thường là hữu ích. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại vitamin bổ sung.
  • Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng nếu bắt đầu để giảm cân hay chế độ ăn uống đã trở nên rất hạn chế.

Stress

Mặc dù stress không gây bệnh Crohn, nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn nhiều và có thể kích hoạt đợt cấp. Các sự kiện căng thẳng có thể là từ điều khó chịu nhỏ, mất việc làm hoặc cái chết.
Khi bệnh nặng, tiêu hóa bình thường thay đổi làm sạch dạ dày chậm hơn và tiết axit nhiều hơn nữa. Stress cũng có thể tăng tốc độ hoặc làm chậm tiêu hóa trong đường ruột. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong mô ruột.
Mặc dù không phải luôn luôn có thể để tránh căng thẳng, có thể học cách để giúp quản lý nó. Một số trong số này bao gồm:

  • Tập thể dục: Ngay cả tập thể dục nhẹ có thể giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột. Nói chuyện với bác sĩ về một kế hoạch tập thể dục tốt nhất.
  • Phản hồi sinh học: Kỹ thuật này giảm stress có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim với sự giúp đỡ của một máy phản hồi. Mục đích là để giúp nhập vào một trạng thái thoải mái để có thể đương đầu dễ dàng hơn với căng thẳng. Phản hồi sinh học thường được dạy tại các bệnh viện và các trung tâm y tế.
  • Thường xuyên thư giãn và các bài tập thở. Một cách để đối phó với căng thẳng là thường xuyên thư giãn. Có thể học yoga và thiền định hoặc sử dụng sách, đĩa CD hoặc DVD ở nhà.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rối loạn khớp thái dương – hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương – hàm. Khớp thái dương – hàm là hai khớp ở gần tai. Khớp xương này cùng với các cơ, dây chằng giúp cho hàm đóng và mở để thực hiện các hoạt động như nói, ăn và nuốt.
  • 17-10-2018

    Bệnh Barrett thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ kiểu ruột dạng đặc biệt.
    Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Barrett thực quản có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản. Điều quan trọng là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sĩ lâm sàng và nội soi.

  • 12-07-2022

    Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phát triển chậm, tiên lượng tốt nên bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao - nếu được phát hiện sớm.

  • 28-05-2018
    Một cuộc đi bộ dài hơn bình thường hoặc một trận đấu quần vợt phải di chuyển liên tục có thể khiến cho xương không chịu đựng nổi. Tai biến gãy xương do quá mệt mỏi thường gặp ở thanh niên do sự gắng sức kéo dài và phụ nữ tuổi mãn kinh do chứng loãng
  • 28-05-2018
    Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u
  • 28-05-2018
    Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH- parathyroid hormon) có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm