Viêm phổi do Mycoplasma

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác.

Tìm hiểu chung Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma

Viêm phổi do Mycoplasma là bệnh gì?
Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do Mycoplasma?
Các triệu chứng ở mức độ nhẹ và thường bắt đầu 2 đến 3 tuần sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:
Tức ngực;
Cảm thấy ớn lạnh;
Ho khan;
Sốt;
Đau đầu;
Viêm họng;
Ra mồ hôi nhiều;
Thở nhanh;
Phát ban.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma gây bệnh Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma

Nguyên nhân nào gây ra viêm phổi do Mycoplasma?
Nhiễm trùng xảy ra khi bạn hít phải những hạt nước trong không khí mà người nhiễm bệnh ho ra ngoài. Những hạt nước bọt này có chứa một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma pneumoniae gây ra bệnh viêm phổi. Nhiễm trùng do Mycoplasma thường lây truyền nhanh chóng giữa những người sống hoặc làm việc trong một không gian hẹp như trong gia đình, trường học hoặc nơi làm việc.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma

Những ai thường mắc phải viêm phổi do Mycoplasma?
Bệnh này thường xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do Mycoplasma?
Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người thường sinh hoạt ở những nơi đông người cũng có khả năng mắc bệnh.;

Điều trị Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ tiền sử bệnh và kết quả kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm những xét nghiệm để biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm chụp X-quang, chụp CT ngực, xét nghiệm máu và nước bọt. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mở phổi để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phổi do Mycoplasma?
Bạn có thể dùng aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs, như ibuprofen hoặc naproxen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước cũng có thể làm bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, nếu sau khi dùng các phương pháp điều trị tại nhà vẫn không giảm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tiêm kháng sinh cũng như thở oxy (nếu bệnh trở nên nghiêm trọng).;

Điều trị viêm ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm là phương pháp điều trị chính. Những chuẩn bị trước ca mổ bao gồm truyền dịch để bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải cũng như thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị những phương pháp điều trị khác tùy vào tình hình của bạn.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Ruột thừa có thể được cắt bỏ dưới hình thức mổ hở hoặc mổ nội soi.
Mổ hở là phương pháp kinh điển qua đó bác sĩ tiếp cận với ruột thừa qua một vết rạch ở bụng dài từ 5 đến 10 cm. Mổ nội soi là phương pháp mới, ít xâm lấn hơn, trong đó một vài dụng cụ phẫu thuật (kèm camera) được đưa vào ổ bụng qua vài vết rạch nhỏ. Bác sĩ sẽ vừa nhìn màn hình vừa thao tác để cắt bỏ ruột thừa.
Nói chung, phẫu thuật nội soi cho phép bệnh nhân xuất viện và phục hồi nhanh hơn. Lành bệnh với vết sẹo nhỏ, bạn cũng ít bị nhiễm trùng vết mổ và ít bị đau hơn. Tuy nhiên, mổ nội soi có tỉ lệ tái nhập viện và bị áp-xe trong ổ bụng cao hơn. Thêm vào đó, mổ nội soi không luôn thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu ruột thừa đã vỡ, nhiễm trùng đã lan tràn ra ngoài ruột thừa hoặc nếu áp-xe đã hình thành trong bụng, bác sĩ sẽ thường yêu cầu mổ hở vì hình thức này giúp làm sạch ổ bụng tốt hơn.

Dẫn lưu áp-xe trước khi phẫu thuật ruột thừa

Nếu ruột thừa đã vỡ và áp-xe đã hình thành xung quanh nó, bạn cần được dẫn lưu bằng cách đặt một ống thông qua da và vào nơi tụ mủ. Ruột thừa có thể được cắt bỏ vài tuần sau đó, sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát.

Điều trị nội khoa (không phẫu thuật)

Điều trị không phẫu thuật bằng cách truyền dịch và thuốc kháng sinh, cho ruột nghỉ ngơi có thể có hiệu quả ở một số trường hợp. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát là khá cao và phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thường được khuyến khích để chữa bệnh triệt để.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở nữ giới, thường do sự rối loạn nội tiết tố nữ gây ra. Các mô vú hình thành nang xơ (các bao chứa dịch) có dạng bướu phẳng, cứng và di động.
  • 28-05-2018
    Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves. Bệnh Parry. Bướu giáp
  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.

  • 17-10-2018

    Não úng thủy (hydrocephalus) có nguồn gốc từ hai chữ: ” hydro” có nghĩa là nước, và “cephalus” đề cập đến “não” (còn gọi là bệnh đầu nước).

  • 28-05-2018
    Túi phình mạch não là chỗ phồng hay phình ra của mạch máu não, nhìn giống như quả dâu treo trên cuống. Túi phình có thể dò hay vỡ, gây chảy máu trong não (đột quỵ xuất huyết). Hầu hết túi phình vỡ xảy ra trong khoảng giữa não và lớp mô mỏng bao quanh
  • 28-05-2018
    Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như sau: Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp. Cương không đúng lúc. Lúc không giao hợp thì cương nhưng khi giao hợp thì không. Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp