Não úng thuỷ

Não úng thủy (hydrocephalus) có nguồn gốc từ hai chữ: ” hydro” có nghĩa là nước, và “cephalus” đề cập đến “não” (còn gọi là bệnh đầu nước).

Não úng thủy là gì?

Não úng thuỷ
(Ảnh minh họa)

Não úng thủy (hydrocephalus) có nguồn gốc từ hai chữ: ” hydro” có nghĩa là nước, và “cephalus” đề cập đến “não” (còn gọi là bệnh đầu nước).
Não úng thủy là một tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy (CSF) được hình thành trong hệ thống não thất của não và có thể làm tăng áp lực nội sọ. Mặc dù não úng thủy thường được mô tả như “nước trong não bộ”, “nước” thực chất là dịch não tủy, một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống.
Dịch não tủy (CSF) có ba chức năng quan trọng:

  • Bảo vệ hệ thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống) trước các sang chấn cơ học.
  • Là một phương tiện để cung cấp chất dinh dưỡng cho não và loại bỏ chất thải.
  • Chảy giữa hộp sọ và cột sống để điều chỉnh thay đổi áp suất trong não.

Não úng thủy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn 60 tuổi trở lên. Theo Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke), não úng thủy được cho là chiếm khoảng một trong mỗi 500 trẻ em. Phần lớn các trường hợp này thường được chẩn đoán trước khi sinh, tại thời điểm sinh, hoặc trong thời thơ ấu.

Các triệu chứng của não úng thủy

Ở trẻ sơ sinh

Kích thước lớn bất thường của vòng đầu, thóp căng và phồng lên, da đầu mỏng, xương tách ra trong đầu của em bé, tĩnh mạch da đầu nổi lên, nôn, buồn ngủ, dễ bị kích thích, mắt bé nhìn lệch xuống, co giật, hoặc chán ăn.

Ở trẻ em

Kích thước lớn bất thường của vòng đầu, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, sốt, mờ mắt hoặc nhìn đôi, rối loạn cân bằn, dễ bị kích thích, buồn ngủ, đi bộ hoặc nói chuyện chậm chạp, phối hợp kém, thay đổi tính cách, không có khả năng tập trung, mất chức năng vận động cảm giác, co giật, hoặc chán ăn. Trẻ lớn hơn có thể khó tỉnh táo hoặc khó thức dậy.

Ở người trẻ và trung niên

Nhức đầu, khó tỉnh táo hoặc khó thức dậy, mất phối hợp hoặc cân bằng, vấn đề kiểm soát bàng quang, suy giảm thị lực và kỹ năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và kỹ năng cá nhân.

Ở người lớn tuổi

Mất phối hợp hoặc cân bằng, xáo trộn dáng đi, mất trí nhớ, đau đầu, hoặc các vấn đề kiểm soát bàng quang.
Não úng thủy thường được phân loại cho các nhóm tuổi hoặc não úng thủy bẩm sinh hoặc áp lực bình thường. Não úng thủy bẩm sinh liên quan đến điều kiện được gây ra bởi điều kiện hiện lúc mới sinh. Các triệu chứng ban đầu bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn và buồn ngủ.
Não úng thủy áp lực bình thường (NPH) là tình trạng tăng tích tụ dịch não tủy làm hệ thống não thất trong não dãn rộng, với ít hoặc không có gia tăng áp lực. Người lớn khởi phát NPH chủ yếu xảy ra từ 60 tuổi trở lên. Bệnh nhân NPH thường nhận được chẩn đoán nhầm với bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ, và một số các triệu chứng nhầm lẫn giữa hai bệnh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Nguyên nhân thường gặp của não úng thủy

  • Não úng thủy có thể được di truyền hoặc có thể liên quan với rối loạn phát triển, bao gồm tật nứt đốt sống (khuyết tật bẩm sinh của cột sống) và thoát vị não.
  • Các nguyên nhân khác có thể bao gồm xuất huyết trong não, u não, chấn thương đầu, biến chứng của sinh non như xuất huyết, hoặc các bệnh như viêm màng não hoặc nhiễm trùng khác.
  • Trong một số trường hợp, dòng chảy bình thường của dịch não tủy trong não bị tắc nghẽn, dẫn đến não úng thủy.

Các triệu chứng của não úng thủy khác nhau rất nhiều từ người này sang người khác. Theo Hiệp hội Não úng thủy, một số triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây như một tài liệu tham khảo.

Chẩn đoán não úng thủy

Chẩn đoán não úng thủy
Hình bên trên vẽ minh họa não bình thường và não úng thủy.Hình bên dưới là hình MRI của não bình thường và não úng thủy.

Trước khi bác sĩ có thể đề nghị một quá trình điều trị, bác sĩ sẽ:

  • Xem xét bệnh sử và khám bệnh cho bạn.
  • Khám thần kinh bao gồm cả xét nghiệm chẩn đoán nếu cần thiết.
  • Đặt câu hỏi đặc hiệu để xác định nếu các triệu chứng là do não úng thủy.

Kiểm tra thần kinh cũng sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Thêm các xét nghiệm như siêu âm (nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh), chụp cắt lớp (CT hay CAT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định. Các xét nghiệm có thể cung cấp thông tin hữu ích về mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân có thể của não úng thủy.

Khi nào nên phẫu thuật não úng thuỷ?

Não úng thủy có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Các nguyên nhân gây gây ra tắc nghẽn dịch não tủy có thể được xử lý trực tiếp (bằng cách loại bỏ các nguyên nhân), hoặc gián tiếp (bằng cách chuyển dịch đến một nơi khác, thường đến một khoang cơ thể). 

Điều trị gián tiếp được thực hiện bằng cách cấy một thiết bị được gọi là một ống thông (shunt) để chuyển hướng dịch não tủy dư thừa ra khỏi não. Khoang cơ thể để chuyển dịch não tủy dư thừa thường là khoang phúc mạc (khu vực xung quanh các cơ quan trong ổ bụng).
Trong một số trường hợp, hai giai đoạn được thực hiện: giai đoạn thứ nhất để chuyển hướng dịch não tủy, và một ở giai đoạn sau để loại bỏ các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn (ví dụ, cắt bỏ một khối u não). Sau khi đưa vào, hệ thống shunt thường duy trì trong suốt thời gian sống của bệnh nhân (mặc dù đôi khi mổ sửa đổi hệ thống shunt là cần thiết). Hệ thống shunt liên tục thực hiện chức năng chuyển dịch não tủy đi từ não bộ, do đó áp lực nội sọ được giữ trong giới hạn bình thường.
Một loại phẫu thuật thay thế được gọi là nội soi phá sàn não thất ba (endoscopic third ventriculostomy) sử dụng một máy ảnh nhỏ để nhìn vào bên trong hệ thống não thất, cho phép các bác sĩ phẫu thuật tạo ra một con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy.

Phục hồi sau khi điều trị não úng thuỷ

Chức năng thần kinh của bạn sẽ được đánh giá sau phẫu thuật. Nếu có vấn đề về thần kinh kéo dài, phục hồi chức năng có thể được yêu cầu để tiếp tục cải thiện chức năng thần kinh của bạn. Tuy nhiên, sự phục hồi có thể bị giới hạn bởi mức độ tổn thương do não úng thủy đã gây ra và khả năng bộ não của bạn tự hồi phục.
Bởi vì não úng thủy là một bệnh liên tục, theo dõi bởi một bác sĩ lâu dài là cần thiết. Theo dõi xét nghiệm chẩn đoán bao gồm chụp CT , MRI và chụp X-quang rất hữu ích trong việc xác định các shunt đang làm việc tốt hay không. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng sau phẫu thuật sau đây:

  • Da bị đỏ, đau hoặc sưng da dọc theo chiều dài của ống hoặc vết thương.
  • Khó chịu hay buồn ngủ.
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc nhìn đôi.
  • Sốt.
  • Đau bụng.
  • Các triệu chứng thần kinh trước phẫu thuật tái phát trở lại.

Tiên lượng não úng thuỷ

Tiên lượng cho não úng thủy phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ của các triệu chứng, và chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số bệnh nhân cho thấy một cải tiến đáng kể với điều trị trong khi những người khác thì không. Trong một số trường hợp của NPH, sa sút trí tuệ có thể được đảo ngược bởi vị trí shunt. Các triệu chứng khác như đau đầu có thể biến mất gần như ngay lập tức nếu có liên quan đến tăng áp lực nội sọ.
Nhìn chung, não úng thủy giai đoạn sớm được chẩn đoán, càng có cơ hội điều trị thành công. Còn nếu đã có các triệu chứng, ít có khả năng điều trị thành công. Thật không may, không có cách nào để dự đoán chính xác phẫu thuật sẽ thành công cho mỗi bệnh nhân. Một số bệnh nhân sẽ cải thiện ngoạn mục trong khi những người khác chỉ đạt được một tình trạng trung bình hoặc giảm triệu chứng sau một vài tháng.
Sự cố hay thất bại đặt shunt có thể xảy ra. Các van có thể bị tắc hoặc áp lực trong các shunt có thể không phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân, cần phải phẫu thuật bổ sung. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, điều trị kháng sinh có thể cần thiết. Shunt hoạt động không tốt có thể phát hiện khi bệnh nhân bị nhức đầu, có vấn đề về tầm nhìn, khó chịu, mệt mỏi, thay đổi tính cách, mất phối hợp, khó khăn trong việc thức dậy hoặc tỉnh táo, sự trở lại của đi bộ khó khăn, mất trí nhớ nhẹ hoặc không kiểm soát. May mắn là hầu hết các biến chứng có thể được xử lý thành công.

Biên dịch - Hiệu đính:

Theo Y học cộng đồng

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-04-2021
    Là tình trạng ngón chân cái vẹo vào trong phía các ngón chân khác, khớp bàn ngón chân cái sẽ biến dạng gồ lên. Trọng lực cơ thể khi đứng và bước đi sẽ dồn lên khớp bàn ngón chân cái nên có thể gây ra tình trạng đau đớn tại khớp này mỗi khi bước đi,
  • 28-05-2018
    Viêm nang lông là bệnh về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh phát
  • 28-05-2018
    Viêm não Herpes là tình trạng viêm ở não do virus herpes gây ra. Virus herpes simplex (HSV) gây ra bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền. Một dạng là HSV-1 gây loét miệng (sốt nổi bóng nước). Một dạng khác là HSV-2 gây bệnh chủ yếu ở cơ quan sinh dục.
  • 28-05-2018
    Mộng du là tình trạng một người đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Người mộng
  • 28-05-2018
    Nhiễm Giardia là bệnh nhiễm trùng ruột non phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Giardia lamblia, đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy. Bệnh này thường biến mất sau vài tuần và không gây nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ
  • 28-05-2018
    Tóc có thể bị rụng theo từng mảng hoặc khắp da đầu. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc có nhiều, một trong số đó là bệnh nấm ngoài da. Nếu tóc bị rụng do các nguyên nhân sau thì không cần phải điều trị bằng thuốc: Rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều trẻ sơ sinh