Viêm da dầu

Là bệnh da thông thường, biểu hiện tình trạng viêm da mạn tính với vảy da bóng mỡ trên nền da đỏ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động như da đầu, mặt, vùng trước xương ức, vùng liên bả vai… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh diễn biến dai

Viêm da đầu là gì?

Là bệnh da thông thường, biểu hiện tình trạng viêm da mạn tính với vảy da bóng mỡ trên nền da đỏ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động như da đầu, mặt, vùng trước xương ức, vùng liên bả vai… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Bệnh diễn biến dai dẳng với các đợt bùng phát. Tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Viêm da dầu được biết đến từ rất lâu với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, trước đây viêm da dầu thường được gọi là chàm da dầu, chàm da mỡ…
Người nhiễm HIV/AIDS tỷ lệ mắc bệnh viêm da dầu rất cao.

Triệu chứng viêm da dầu

Triệu chứng lâm sàng

  • Dát đỏ ranh giới không rõ trên có vảy da bóng mỡ màu vàng. Vị trí chủ yếu: Da đầu, sau tai, ống tai ngoài, rãnh mũi má, lông mày, bờ mi, vùng trước xương ức và vùng liên bả. Một số vị trí ít gặp hơn như nách, kẽ dưới vú, rốn, bẹn, kẽ mông.
  • Ngứa.

Các hình thái của viêm da dầu

Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh: Viêm da dầu có thể xuất hiện ở các vị trí:
  • Ở đầu: Đỉnh đầu đóng vảy nhờn như mỡ, có màu trắng, trắng xám hay vàng, không ngứa, giống như 'mũ úp'.
  • Ở thân mình (bao gồm cả tổn thương nếp gấp và vùng quấn tã) vảy nhờn, bóng màu vàng sẫm. Khi những vảy này bong ra, phần da ở chỗ đó đỏ ửng.
Viêm da dầu ở người lớn:
  • Ở đầu: Gầu ở da đầu là biểu hiện sớm nhất của viêm da dầu.
  • Cuối giai đoạn này xung quanh các nang lông thường đỏ lên, bong vảy, lan thành từng mảng có ranh giới rõ. Mảng tổn thương có thể lan rộng và tiến ra rìa chân tóc. Trường hợp mạn tính có thể thấy rụng tóc.
Triệu chứng viêm da dầu

Ảnh minh họa


  • Ở mặt
    • Viêm da dầu thường đặc trưng bằng thương tổn vùng lông mày, điểm giữa trên gốc mũi và rãnh mũi má. Thương tổn là các dát đỏ bong vảy da, ranh giới rõ và thường liên quan đến thương tổn trên đầu.
    • Viêm bờ mi cũng thường thấy, bờ mi đỏ lên và có những vảy da trắng nhỏ.
    • Viêm da dầu nông ở cằm thường gặp ở nam giới ở giai đoạn đầu khi mọc râu.
  • Ở thân mình
    • Hình thái cánh hoa (Petaloide form): Thường gặp nhất, thường xuất hiện ở vùng trước xương ức và vùng liên bả vai ở nam giới. Thương tổn bắt đầu bằng những sẩn nhỏ nang lông, màu đỏ nâu, phía trên có vảy tiết bã. Thương tổn lan rộng ra và liên kết với nhau tạo thành đám thương tổn có hình vòng cung với vảy da trắng ở vùng trung tâm, các sẩn đỏ thẫm với vảy tiết bã ở vùng ngoại vi.
    • Hình thái bong vảy phấn: Là các dát đỏ bong vảy.
  • Ở các nếp gấp như nách, bẹn, sinh dục, kẽ dưới vú: Biểu hiện như viêm kẽ, các dát đỏ ranh giới rõ và có vảy da tiết bã.

Nguyên nhân viêm da dầu

Nguyên nhân viêm da dầu

Căn nguyên của bệnh viêm da dầu chưa rõ ràng. Các yếu tố nội sinh và gen được coi là nguyên nhân của bệnh. Ngoài ra còn có vai trò của nấm.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm da dầu có thể theo một số giả thuyết sau:
  • Sự bất thường về vòng đời của các tế bào thượng bì: Sự di chuyển nhanh của tế bào thượng bì ra các lớp ngoài làm cho quá trình sừng hoá chưa kịp hoàn thiện.
  • Do nấm Malassezia: Gồm 7 loài M.furfur, M.sympodialis, M.obtusa, M.globosa, M.restricta, M.slooffiae và M.pachydermatis.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da dầu

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da dầu

Một số yếu tố liên quan:
  • Viêm da dầu từng được coi là kết quả của sản xuất quá nhiều chất bã.
  • Thói quen gội đầu không thường xuyên.
  • Thói quen sử dụng thuốc và mỹ phẩm có chứa cồn gây khô da.
  • Thời tiết nóng ẩm hoặc lạnh khô.
  • Người béo bệu, có chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Rối loạn thần kinh trung ương như Parkinson, liệt dây thần kinh sọ não, mất cảm giác rộng ở thân mình.
  • Stress, cơ thể suy nhược.
Một số bệnh da khác cũng thường hay phối hợp với bệnh viêm da dầu như trứng cá, trứng cá đỏ, vảy nến.

Điều trị viêm da dầu

Điều trị viêm da dầu

Sử dụng các loại thuốc:
  • Bong vảy, tiêu sừng.
  • Thuốc kháng viêm.
  • Thuốc chống nấm.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản (ống nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác. Những cơn trào
  • 16-08-2018
    Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng
  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá là khi van ở tim đóng lại không chặt (bị hở).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    Đau dạ dày không viêm loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét. Đau dạ dày không viêm
  • 28-05-2018
    Trẻ em bị mắc bệnh Kawasaki thông thường phải mất vài tuần mới có thể hồi phục. Sau khi trẻ ra viện, bạn sẽ cần phải chăm sóc trẻ tại nhà cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
  • 28-05-2018
    Khi sỏi mật hiện diện trong túi mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi túi mật. Nếu sỏi mật hiện diện trong đường mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi đường mật. Sỏi mật làm dịch mật tắc nghẽn trong đường mật, có thể gây nhiễm trùng đường mật, tụy hay gan trầm