Kawasaki

Trẻ em bị mắc bệnh Kawasaki thông thường phải mất vài tuần mới có thể hồi phục. Sau khi trẻ ra viện, bạn sẽ cần phải chăm sóc trẻ tại nhà cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.

Bệnh Kawasaki là gì?
benh-kawasaki

Bệnh Kawasaki là một căn bệnh mà trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) có thể mắc phải.
Thời gian cần thiết để trẻ mắc bệnh Kawasaki có thể hồi phục?
Trẻ em bị mắc bệnh Kawasaki thông thường phải mất vài tuần mới có thể hồi phục. Sau khi trẻ ra viện, bạn sẽ cần phải chăm sóc trẻ tại nhà cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của bệnh Kawasaki là gì?
Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki chưa được biết rõ. Một số giả thuyết cho rằng bệnh này có thể gây ra bởi virus hoặc một loại vi khuẩn nào đó. Bệnh có thể kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng.

Biến chứng

Bệnh Kawasaki nguy hiểm như thế nào?
Việc con bạn bị bệnh Kawasaki có thể làm cho bạn cảm thấy sợ hãi. Con bạn sẽ không được khỏe và những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh Kawasaki như phát ban có thể trông đáng sợ. Nhưng may mắn rằng hầu hết trẻ em bị bệnh Kawasaki có thể chữa khỏi mà không có di chứng nào.
Tuy nhiên, bệnh Kawasaki có thể gây ra những vấn đề về tim mạch với tỉ lệ là 1/50 trẻ em. Nếu con bạn có vấn đề về tim mạch do bệnh Kawasaki gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những chăm sóc đặc biệt mà trẻ cần.
Bệnh Kawasaki cũng có thể gây triệu chứng sưng ở các khớp, nhưng vấn đề này thường tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt. Mặt khác các triệu chứng này sẽ giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán bệnh Kawasaki ở giai đoạn đầu và bắt đầu điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch và khớp.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Kawasaki như thế nào?
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng trạng của trẻ và hỏi cha mẹ về các triệu chứng của trẻ. Không có một có một xét nghiệm nào đặc hiệu để chẩn đoán bệnh Kawasaki, nhưng bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để phân biệt bệnh Kawasaki với những căn bệnh khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh này.
Trẻ em bị bệnh Kawasaki thường bị sốt (đôi khi cao đến 40°C (104°F)) kéo dài trong 5 ngày hoặc lâu hơn. Thông thường trẻ phải có ít nhất là 4 triệu chứng trong số những triệu chứng sau đây:
  • Hồng ban đa dạng ở trên da (nổi mẩn đỏ loang lổ) mà có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Bàn tay, bàn chân sưng phù và đỏ, ở giai đoạn sau của bệnh, có hiện tượng lột da ở các ngón tay và ngón chân
  • Những thay đổi trong môi và miệng: như môi đỏ, nứt nẻ, lưỡi rất đỏ (lưỡi dâu tây) và đỏ trong khoang miệng và thành sau họng.
  • Đỏ mắt
Một số trẻ em bị bệnh Kawasaki cũng có các triệu chứng như bị tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Bệnh Kawasaki có thể làm cho con của bạn rất dễ bị kích thích và cáu gắt.

Điều trị

Bệnh Kawasaki được điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh Kawasaki.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng một loại thuốc được gọi là globulin miễn dịch điều trị cho con bạn, giúp ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Globulin miễn dịch được truyền vào tĩnh mạch của trẻ trong vài giờ. Trẻ phải nhập viện để được điều trị bằng thuốc này.
Bác sĩ có thể cho trẻ uống aspirin liều cao để hạ sốt. Aspirin cũng giúp giảm triệu chứng phát ban và đau khớp. Aspirin cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông. Sau khi trẻ hết sốt, bác sĩ sẽ giảm liều của thuốc Aspirin trong vài tuần để làm giảm nguy cơ bị biến chứng về tim mạch. Tuy nhiên, nếu trẻ bị cúm hoặc thủy đậu trong thời gian điều trị aspirin, bác sĩ sẽ phải dừng điều trị bằng aspirin cho trẻ trong một thời gian. Khi trẻ vẫn uống aspirin trong thời gian bệnh cúm hoặc thủy đậu, thì có thể trẻ sẽ mắc hội chứng Reye. Do vậy, trong trường này trẻ không được sử dụng aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Câu hỏi mà bạn có thể hỏi bác sĩ

  • Con tôi có thể bị cảm cúm mà không phải bị Kawasaki không?
  • Điều tốt nhất tôi có thể làm cho con tôi để bé cảm thấy thoải mái hơn trong khi bé bệnh Kawasaki là gì?
  • Tôi có phải cách ly những đứa trẻ khác với con tôi khi cháu bị bệnh Kawasaki?
  • Có những loại thuốc nào có thể điều trị cho con tôi ?
  • Khi sử dụng aspirin cho con tôi thì có an toàn hay không?
  • Những dấu hiệu nặng của bệnh mà tôi nên báo với bác sĩ là gì?
  • Con tôi cảm thấy đau khớp. Tôi nên làm gì?
  • Con tôi bị phát ban. Tôi có thể sử dụng thuốc mỡ để bôi cho cháu hay không?
  • Tôi có nên thông báo với trường học/ nhà trẻ của con tôi rằng cháu đang bị bệnh Kawasaki?
  • Tôi có thể lây bệnh Kawasaki từ con tôi hay không?

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh giả gút thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.. Những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Còn được
  • 28-05-2018
    Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm một loại giun tròn sống ký sinh ở ruột của lợn và các động vật khác. Ngày nay, lợn không còn là nguồn lây nhiễm bệnh phổ biến như trước. Hiện nay thịt gấu mới là nguồn nhiễm bệnh phổ biến nhất.
  • 13-05-2022

    Bệnh viêm màng ngoài tim là một khuyết tật tim không bẩm sinh. Bệnh có thể để lại những di chứng lâu dài ở tim, phải dùng thuốc và điều trị suốt đời.

  • 28-05-2018
    Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành chiếm khoảng 1/3 trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành
  • 04-07-2018
    Trong bệnh bạch biến, sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Bệnh chiếm 1-2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất ở tuổi thanh niên. Bạch biến có thể
  • 28-05-2018
    Chấn thương đầu do ngược đãi có thể gây ra bởi trẻ bị đánh trực tiếp vào đầu, bị đánh rơi, bị ném hoặc bị rung lắc. Chấn thương đầu là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những trẻ bị ngược đãi ở Hoa Kỳ.