Ung thư thanh quản có thể chữa được không?

Ung thư thanh quản là ung thư xuất phát từ dây thanh âm của thanh quản, đây là loại ung thư khá thường gặp, đa số ở nam giới (96,9%), tập trung ở độ tuổi từ 45 - 60.

Ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều thể ung thư thanh quản, hàng năm chỉ riêng tại Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương (Hà Nội) thường khám cho hàng trăm bệnh nhân ung thư vùng thanh quản, tuy nhiên đa số đều đến khám ở giai đoạn rất muộn.
So với một số loại ung thư khác, ung thư thanh quản có tiên lượng khá khả quan, vì khối u bên trong thanh quản được bao chắn bởi các tấm sụn tương đối vững, hạn chế sự lan tràn ra ngoài của tế bào ung thư. Do vậy, bệnh nhân bị ung thư thanh quản, nhất là khi được khám và điều trị ở giai đoạn sớm, có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn.
Hiện nay ở nước ta, nhất là trong những năm gần đây, các bác sĩ đã có thể tiến hành thành công các lọai phẫu thuật khá tinh vi ở thanh quản với các phương tiện hiện đại như máy nội soi, kính hiển vi, Laser CO2... cũng như việc ứng dụng các thuốc mới, các máy tia xạ tiên tiến. Việc điều trị ung thư thanh quản đa có nhiều tiến bộ, không thua kém các nước trong khu vực.
Đối với bệnh nhân ở giai đọan sớm, có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc tia xạ.
Liệu trình tia xạ phải mất 6 tuần, phương pháp này giúp bảo tồn thanh quản tốt hơn. Nếu thất bại có thể chuyển sang phẫu thuật. Tuy nhiên, có thể bị biến chứng do tia xạ như nuốt đau, phù nề thanh quản. Biến chứng muộn có thể xơ thanh quản, hoại tử sụn, hay suy chức năng tuyến giáp.
Phẫu thuật ở giai đoạn sớm thường là phẫu thuật cắt dây thanh, phẫu thuật này không nặng nề lắm, nhất là với phương tiện vi phẫu thuật thanh quản, chất lượng giọng vẫn giữ khá tốt, tránh được các biến chứng do tia xạ.

Đối với một số ung thư lan rộng hơn, phẫu thuật cắt một phần thanh quản hiện nay đã được tiến hành ở một số bệnh viện. Bác sĩ có thể lấy hết khối ung thư mà vẫn giữ được chức năng của thanh quản.
Còn đối với bệnh nhân ở giai đoạn muộn, khối ung thư lan ra nhiều vùng của thanh quản. Điều trị chủ yếu hiện nay ở Việt Nam vẫn là cắt bỏ thanh quản toàn bộ, nạo vét hạch cổ, phối hợp với tia xạ sau mổ. Khó khăn nhất là bệnh nhân bị mất thanh quản, không thể nói được.
Tuy nhiên, với sự phát triển vấn đề phục hồi phát âm như lắp van phát âm khí thực quản, tập nói giọng thực quản hoặc sử dụng thanh quản điện có thể giúp cho bệnh nhân lấy lại được giọng nói.
Bệnh nhân ung thư thanh quản không nên bi quan, cần có hiểu biết về bệnh để có thái độ điều trị kịp thời, không nên dùng các biện pháp dân gian không có cơ sở khoa học, bỏ lỡ cơ hội được điều trị sớm.

TS Lê Minh Kỳ
Khoa ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

- 03-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến
  • 22-03-2021
    Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt
  • 28-05-2018
    • phát ban đỏ hoặc nâu đỏ • da ngứa hoặc chảy nước • có mùi • da nứt hoặc giòn
  • 28-05-2018
    Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm
  • 28-05-2018
    Thông thường khi hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và được 'tống' ra ngoài. Khi những mảng niêm mạc tử cung bong tróc, không thoát ra ngoài mà bị chảy ngược trở lại buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... được gọi là lạc nội mạc
  • 19-03-2019

    Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên