Mất ngủ

Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt

Tìm hiểu chung Bệnh Mất ngủ
mat-ngu

Mất ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, do đó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy.;

Nguyên nhân Bệnh Mất ngủ gây bệnh Bệnh Mất ngủ

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ. Một số bệnh về tinh thần có thể gây mất ngủ như lo âu và trầm cảm. Ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh, những thói quen hàng ngày của bạn cũng có thể dẫn đến mất ngủ:

  • Stress: những vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống của bạn như việc học, việc làm, sức khỏe hoặc việc nhà có thể làm cho tâm trí luôn hoạt động dẫn đến việc mất ngủ;
  • Lo lắng: lo lắng góp phần vào tình trạng mất ngủ vì nó có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn;
  • Thói quen ngủ không tốt: thói quen ngủ không tốt có nghĩa là bạn đi ngủ thất thường, chơi game hay làm một số hoạt động thể chất kích thích ngay trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường của bạn cho các hoạt động khác nhiều hơn là ngủ và quan hệ tình dục;
  • Caffeine, nicotine và rượu: dùng những đồ uống như vậy lúc chiều tối có thể làm cho bạn không thể ngủ vào buổi tối vì nicotine ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Rượu ngăn bạn đi sâu vào giấc ngủ và thường làm cho bạn thức dậy vào giữa đêm;
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: nguyên nhân này làm cho bạn cảm thấy khó chịu trong người khi nằm xuống, gây khó khăn để ngủ. Bạn cũng có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, những điều này có thể làm cho bạn không ngủ được;
  • Bệnh lý: các bệnh mà bạn đang mắc phải cũng có thể gây ra chứng mất ngủ của bạn, chẳng hạn như đau mãn tính (đau cơ xơ hóa và viêm khớp), khó thở (GERD và ợ nóng) hoặc nhu cầu phải đi tiểu thường xuyên (bệnh tiểu đường và tiểu đêm);
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể gây mất ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, corticoid hoặc các thuốc tăng huyết áp cũng như các loại thuốc không kê toa khác.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Mất ngủ

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ?

Triệu chứng đặc trưng của mất ngủ là bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác bạn dễ gặp phải là:

  • Khó ngủ vào ban đêm;
  • Thức dậy vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm;
  • Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ;
  • Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày;
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu;
  • Các vấn đề về chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ;
  • Nhức đầu hay căng thẳng;
  • Khó chịu dạ dày và ruột.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày vì chứng mất ngủ, bạn cần phải gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân của vấn đề và cách điều trị.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Mất ngủ

Những ai thường mắc phải bệnh mất ngủ?
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 27% bệnh nhân được khảo sát có tình trạng “khó ngủ”. Căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi già sẽ dễ bị chứng mất ngủ hơn. Bệnh mất ngủ có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mất ngủ, chẳng hạn như:

  • Giới tính: phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn đàn ông. Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh có thể đóng một vai trò nhất định trong vấn đề này;
  • Tuổi: đặc biệt là khi bạn già hơn 60 tuổi vì những thay đổi trong mô hình giấc ngủ và sức khỏe, mất ngủ sẽ tăng theo độ tuổi;
  • Các vấn đề tâm lý: nếu bạn có một rối loạn sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và rối loạn stress sau chấn thương;
  • Công việc của bạn: có thể do bạn phải làm ca đêm hoặc thường xuyên tăng ca, từ đó dẫn đến mất ngủ;
  • Đi du lịch: bạn có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nếu bạn đi du lịch đường dài. Đi du lịch qua nhiều múi giờ có thể gây mất ngủ.;

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 22-03-2021 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Để hiểu về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản), trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm
  • 28-05-2018
    Trước tiên, bụng là phần cơ thể nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu. Khi bạn bị đau ở vùng này thì các bác sĩ sẽ gọi đó là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng còn có những thuật ngữ khác như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …
  • 28-05-2018
    Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.
  • 28-05-2018
    Xét nghiệm máu ẩn trong phân là xét nghiệm có thể phát hiện một lượng nhỏ máu lẫn trong phân, không nhìn thấy bằng mắt thường. Xét nghiệm này thường được dùng để giúp chẩn đoán các rối loạn chảy máu trong đường tiêu hóa (thường là dạ dày và ruột).
  • 28-05-2018
    Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể. Nó mang máu từ tim và đi qua ngực và xuống bụng. Có nhiều nhánh động mạch lớn xuất phát từ động mạch chủ để cung cấp máu cho tất cả các phần của cơ thể. Tại ngang mức xương chậu, động mạch chủ chia thành
  • 28-05-2018
    Dị dạng mạch máu dạng hang là tổ chức bất thường của mạch máu não nhỏ, thành mạch máu mỏng chứa đầy máu. Những dị dạng mạch máu dạng hang cũng có thể xảy ra trong tủy sống, màng cứng, hoặc các dây thần kinh sọ. Dị dạng mạch máu dạng hang có kích thước