Ung thư ống hậu môn

Ống hậu môn được mô tả là đoạn dài khoảng 2,5-3cm tính từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng (đường lược). Nhưng về lâm sàng, người ta xác định ống hậu môn phẫu thuật lên cao hơn đường lược, bao gồm phần ống chứa các cột hậu môn. Về phương diện

Tìm hiểu Ung thư ống hậu môn

Ống hậu môn được mô tả là đoạn dài khoảng 2,5-3cm tính từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng (đường lược). Nhưng về lâm sàng, người ta xác định ống hậu môn phẫu thuật lên cao hơn đường lược, bao gồm phần ống chứa các cột hậu môn.
Về phương diện giải phẫu, ung thư ống hậu môn là ung thư trực tràng đoạn đáy chậu. Ung thư ở ống hậu môn thường là ung thư biểu mô lớp Malpighi với các hình ảnh đại thể như: thể sùi, thể loét hay thể chai.

Triệu chứng của ung thư ống hậu môn

Triệu chứng ung thư ống hậu môn

Dấu hiệu khởi phát

  • Ỉa ra máu nhẹ.
  • Vết loét không lành ở hậu môn.

Dấu hiệu toàn phát

  • Đau hậu môn.
  • Són phân.
  • Thăm trực tràng; có một vùng loét trên nền cứng, đau, dễ chảy máu. Có thể thấy u dính vào cơ thắt hậu môn, lan ra da.
  • Có hạch ở bẹn to, đau, rắn.
  • Nhiều đàn ông không có các triệu chứng có thể thấy được của ung thư hậu môn. Tuy nhiên, ung thư hậu môn có liên quan chặt chẽ với với nhiễm HPV, nên tiền sử của bệnh mụn cóc là rất có khả năng. Mặc dù hầu hết các thương tổn đều là lành tính, nhưng bất cứ vết đau hoặc vết sưng nào ở hậu môn đều nên được kiểm tra.
  • Chúng rất có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng những cái khác đang phát triển bên trong ống hậu môn.

Các dấu hiệu khác

  • Dịch bất thường chảy ra từ hậu môn.
  • Chảy máu từ trực tràng và hậu môn.
  • Ngứa hậu môn.
  • Đau hoặc thấy sức ép xung quanh hậu môn.
  • Vết thương xung quanh hậu môn mà không lành.
Tất cả các dấu hiệu này đều phải được kiểm tra bởi bác sĩ.

Nguyên nhân gây ung thư ống hậu môn

Nguyên nhân gây ung thư ống hậu môn

Cho tới nay thì nguyên nhân chính xác gây ra ung thu hậu môn vẫn chưa được xác định. Ngoài yếu tố nguy cơ ung thư nói chung, như hút thuốc và tiêu thụ rượu, thì còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hậu môn ở một người.
HPV và mụn rộp là những yếu tố nguy cơ quan trọng. Nó bao gồm những nhiễm khuẩn hiện tại và cả trong quá khứ. Một số chủng HPV gây ra mụn cóc lớn hơn nhưng không liên quan đến ung thư.
Hầu hết nam giới phát triển ung thư hậu môn ở độ tuổi ngoài 50, tuy nhiên nếu đồng thời mắc cả HIV thì sẽ làm tăng cơ hội cho ung thư phát triển sớm hơn.

Chẩn đoán ung thư ống hậu môn

Chẩn đoán bệnh ung thư ống hậu môn

Kiểm tra trực tràng hậu môn

Kiểm tra trực tràng hậu môn có thể chia thành hai loại là kiểm tra bên ngoài hậu môn và kiểm tra bên trong hậu môn, xuất hiện tình trạng chảy máu và u cục cần thực hiện loại kiểm tra này.
Phương pháp kiểm tra bên ngoài hậu môn là: Sau khi bác sỹ đeo găng tay, dùng ngón trỏ kiểm tra xung quanh hậu môn xem có những khối u cứng, sưng và đau không, có cảm giác bất ổn không. Đồng thời kiểm tra da bên ngoài hậu môn có lỗ rò, vệt dài và hướng di chuyển hay không.
Phương pháp kiểm tra bên trong hậu môn (kiểm tra trực tràng hậu môn) là: Sau khi bác sỹ đeo găng tay hoặc đeo găng ngón trỏ, sẽ bôi chất nhờn vào ngón trỏ và hậu môn, rồi cho ngón trỏ vào bên trong trực tràng để kiểm tra. Nếu như xuất hiện tình trạng đi vệ sinh ra máu, u cục cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra bên trong hậu môn.

Nội soi

Nội soi có thể dùng để tìm các tổn thương bên trong hậu môn và trực tràng. Khi làm một số kiểm tra, bạn có thể nằm xuống và gập đầu gối lên phía trên ngực, hoặc bạn có thể nằm sấp trên bàn và uốn cong người về phía trước. Nội soi bao gồm: nội soi hậu môn và nội soi đại tràng sigma. Xuất hiện tình trạng thay đổi thói quen đi vệ sinh có thể tiến hành loại kiểm tra này để xác định tình trạng bệnh.

Sinh thiết

Sinh thiết thường dùng khi kiểm tra nội soi, nếu tồn tại khối ung thư, trong kết quả kiểm tra sẽ nói rõ loại tế bào và phạm vi xâm lấn. Nếu như khối u nhỏ, phát triển trên bề mặt hậu môn, trong quá trình sinh thiết bác sỹ có thể thử cắt bỏ toàn bộ khối u.

Chụp Xquang ngực

Đây là bước đầu tiên trong kiểm tra ung thư hậu môn di căn ngoài. Nếu ngực bình thường, khả năng bị ung thư hậu môn di căn là rất ít, không cần tiến hành bước chụp chiếu hình ảnh. Nếu như ngực bất thường, cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.

Chụp CT

Chụp CT có thể kiểm tra kích thước, vị trí và tình trạng của khối u đồng thời phát hiện hạch nổi to, cũng có thể phát hiện sự di căn của khối u. Khi xuất hiện khối u và hạch nổi to, có thể tiến hành loại kiểm tra này.

Điều trị ung thư ống hậu môn

Điều trị ung thư ống hậu môn

Điều trị ung thư hậu môn phụ thuộc vào loại khối u và giai đoạn phát triển của nó.
Có 3 loại điều trị:
  • Phẫu thuật, có thể thực hiện bằng phẫu thuật lazer (thường được cho giai đoạn 0 đến II).
  • Xạ trị (thường trong giai đoạn II trở đi).
  • Hóa trị liệu (thường cho giai đoạn II trở đi).

Phẫu thuật

Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u và các mô khác liên quan ở xung quanh khối u đó có thể được thực hiện trong trường hợp giai đoạn 0 của ung thư, khi mà các khối u còn chưa di căn và chưa ảnh hưởng đến các cơ thắt hậu môn. Ở giai đoạn muộn hơn, khi mà các khối u đã lan ra, các bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ tiến hành phẫu thuật thông qua bụng-đáy chậu để cắt bỏ các mô bị ảnh hưởng, các hạch bạch huyết hay các phần trong các cơ quan tổ chức ở bụng.
Quy trình này đòi hỏi có hậu môn giả, nơi mà hậu môn đã bị cắt bỏ và chất thải được chuyển ra ngoài theo hướng từ ruột kết thông qua một ống mở đã được tạo nên sau phẫu thuật, qua thành bụng, và qua một túi để bên ngoài. Phẫu thuật thành bụng-khung chậu thường ít được sử dụng bởi vì xạ trị liệu và hóa trị liệu là có hiệu quả và không đòi hỏi phải có hậu môn giả.
Sự cắt bỏ này có thể gây ra chứng hẹp hậu môn (hẹp ống hậu môn) và để lại sẹo mô. Đôi khi phẫu thuật đòi hỏi phải nới rộng hậu môn và khôi phục lại những chức năng riêng của nó.

 Xạ trị liệu

Xạ trị liệu, là cách làm teo lại các khối u bằng các sóng năng lượng (chẳng hạn như bằng tia X) được thực hiện với nguồn bức xạ từ bên ngoài hoặc các ống phóng xạ được cấy vào bên trong.
Điều trị phóng xạ bên trong sử dụng các ống phóng xạ (liệu pháp tia phóng xạ để gần) đòi hỏi phải đặt vào một ống được bao phủ bởi plastic chứa các hạt phóng xạ, đặt bên trong hậu môn (như các viên thuốc nhỏ), gần các mô ung thư, để làm các mô này teo lại.
Các hạt này không ra ngoài trong một thời gian dài thích hợp, có thể là để cố định lâu dài, và đòi hỏi một số cuộc kiểm tra từ bác sĩ. Xạ trị liệu cũng có thể được kết hợp với hóa trị liệu. Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm mất khả năng điều khiển của các cơ vòng (không tự chủ đại tiện), lên màu da, và mệt mỏi.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu sử dụng điều trị bằng thuốc để hủy diệt tế bào ung thư. Thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư hậu môn bao gồm 5-fluorouracil (5-FU) - một loại thuốc ngăn ngừa tăng trưởng tế bào, mitomycin (kháng sinh ức chế tăng trưởng các tế bào ung thư) và cisplatin, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Hóa trị liệu là một điều trị cơ thể, thuốc được đưa vào và di chuyển khắp cơ thể để hủy diệt tế bào ung thư bất cứ nơi nào chúng có mặt. Tất cả những loại thuốc trên (thuốc đặc trị chống ung thư) kiềm chế sự sản sinh ra các tế bào và axit deoxyribonucleic (ADN), là những yếu tố cần thiết cho việc tăng trưởng tế bào và phân chia tế bào. Sự ngừng lại của tăng trưởng tế bào sẽ đem lại kết quả làm các khối u teo bé lại.
Liệu pháp điều trị bằng thuốc và hóa chất có thể gây ra những tác dụng phụ cấp tính, bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Một vài loại thuốc có những tác dụng phụ đặc trưng. 5-fluorouracil có thể làm giảm số lượng bạch cầu, gây loét, và một số vấn đề khác có thể nhìn thấy được. Mitomycin có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tủy xương, thận, màng nhầy, gây độc cho phổi cũng như làm mất chức năng của thận. Cisplatin có thể gây ra các vấn đề về nghe, gây nên sự mất phương hướng nghiêm trọng, các phản ứng quá mẫn (sốc dị ứng), bao gồm hội chứng hô hấp nguy cấp và sưng tấy.

Phòng bệnh ung thư ống hậu môn

Phòng bệnh ung thư ống hậu môn

Ngăn ngừa HPV và mụn rộp sinh dục là cách phòng ung thư hậu môn tốt nhất. Sử dụng bao cao su trong suốt quá trình quan hệ tình dục hậu môn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nhưng bao cao su có thể không ngăn ngừa được tất cả khả năng nhiễm HPV.
Nếu bất kỳ một thương tổn nào ở hậu môn được tìm thấy, tiến hành xét nghiệm Pap và sinh thiết có thể sẽ giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư nhằm đảm bảo điều trị thành công. Sinh thiết được khuyến cáo tiến hành 6-12 tháng/lần đối với các thương tổn ở mức độ thấp và 3-4 tháng/lần đối với các thương tổn nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bất kỳ một thương tổn nào được tìm thấy trong khu vực hậu môn.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (thường ít hơn vài tuần lễ), trong khi viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (và thường do sự kích thích thường xuyên của cây phế
  • 28-05-2018
    Bệnh nhược cơ, hay bệnh yếu cơ, là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Điều này làm cho cơ mắt, mặt, cổ họng, cánh tay… yếu và mệt mỏi. Khi bị nhược cơ, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra nhiều nhất trong 3 năm đầu, sau đó bệnh sẽ tiến triển chậm dần.
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn Clostridium difficile (còn gọi là C-Difficile hay C.diff) gây ra nhiều bệnh đường ruột với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột gây tử vong. Nhiễm trùng ruột thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh và là một trong các bệnh
  • 28-05-2018
    Áp xe quanh amidan là một biến chứng của viêm amidan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là một loại vi khuẩn mang tên Liên cầu nhóm A. Áp xe quanh amidan thường gặp ở trẻ lớn, trẻ vị thành niên hay người trưởng thành
  • 28-05-2018
    Virus viêm gan C (HCV) là một virus truyền nhiễm qua máu mà trước đây thường được gọi là virus viêm gan không phải A hoặc B.
  • 28-05-2018
    Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi