Ù tai

Ù tai là một (hoặc nhiều) tiếng ồn bất thường mà bạn có thể nghe được. Tuy nhiên, tiếng ồn này không phải là âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh, mà nó tự phát ra trong chính tai của bạn. Tiếng ồn trong tai có thể là những âm thanh sau : tiếng

Ù tai là gì?
Ù tai

Ù tai là một (hoặc nhiều) tiếng ồn bất thường mà bạn có thể nghe được. Tuy nhiên, tiếng ồn này không phải là âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh, mà nó tự phát ra trong chính tai của bạn. Tiếng ồn trong tai có thể là những âm thanh sau : tiếng chuông kêu, tiếng vo ve, tiếng huýt sáo, tiếng gầm gừ, tiếng ào ào ( vù vù ) như tiếng gió thổi mạnh, tiếng máy kêu, v.v… Đôi khi tiếng ồn phát sinh cùng với nhịp đập của mạch máu. Ù tai có thể diễn ra liên tục hoặc theo từng cơn, có độ lớn và tính chất khác nhau ở mỗi người . Bạn có thể nghe được một hoặc nhiều tiếng ồn ở một tai, hoặc cả hai tai hoặc đôi khi khó để phân biệt tiếng ồn này từ đâu ra.
Tiếng ồn thường nghe rõ ở những nơi yên tĩnh. Ví dụ, khi bạn đang nằm trên giường và cố gắng ngủ. Nó cũng có thể được nghe thấy khi bạn đang mệt. Một vài người mắc phải chứng ù tai cũng trở nên nhạy cảm hơn với những âm thanh bình thường hằng ngày. Ví dụ, một số người bị ù tai cho rằng tiếng radio hoặc TV to khủng khiếp khi nó đang ở âm lượng bình thường đối với phần lớn người khác.

Nguyên nhân gây ù tai

Trong nhiều trường hợp
Nhiều người bị ù tai không rõ nguyên nhân. Khám thực thể không phát hiện bất thường về cấu trúc ở tai. Điều xảy ra có thể là tín hiệu được gửi từ tai theo dây thần kinh đến vùng thính giác của não, được não giải mã thành những tiếng ồn. Vì sao những tín hiệu này được gửi từ tai vẫn còn chưa biết rõ. Tiếng ồn còn có thể bắt nguồn từ nơi khác trên đường đi của dây thần kinh thính giác ở não.
Trong một số trường hợp
Đôi khi ù tai được gây ra bởi một yếu tố khác. Ví dụ:
  • Ù tài thường xuất hiện cùng thời điểm với sự suy giảm thính lực ở người già.
  • Bệnh Ménière’s. Trong trường hợp này, bạn gặp phải những cơn hoa mắt, mất đi thính giác và ù tai, tình trạng này xảy ra do sự bất thường của cơ quan ốc tai ở tai trong
  • Sự tiếp xúc với âm thanh quá lớn. Một số người gặp phải chứng ù tai dai dẳng sau khi nghe âm thanh lớn trong một thời gian dài. Ví dụ, sau khi làm việc nhiều năm ở một nhà máy ồn ào. Đôi khi, ù tai vĩnh viễn xuất hiện dai dẳng sau một trải nghiệm về tiếng ồn duy nhất. Ví dụ, sau một đêm nhạc rock.
  • Do tác dụng phụ của thuốc (không phổ biến). Ví dụ như thuốc: aspirin và quinine.
  • Sau khi bị chấn thương đầu hoặc tai.
  • Một số vấn đề về tai khác như bệnh xơ cứng tai.
  • Một số bệnh lý về mạch máu, não hay thần kinh có thể gây ra ù tai. Trong những trường hợp này, bạn thường có những dấu chứng và triệu chứng như yếu liệt thần kinh, v.v… Tuy nhiên rất hiếm khi ù tai là triệu chứng đầu tiên.
  • Ù tai đôi khi có thể là một dấu hiệu của thiếu sắt trong cơ thể, bệnh tuyến giáp hay béo phì.
  • Một khối u gọi là u dây thần kinh thính giác thường gây ra ù tai; nó thường mang tính dai dẳng và chỉ xảy ra ở một tai. Nếu bạn chỉ nghe tiếng ù ở một tai, bạn cần phải gặp một bác sĩ để tư vấn,và thăm khám để loại trừ nguyên nhân này .
  • Một nhiễm trùng tai. Ù tai thường trở nên rõ ràng khi nhiễm trùng trở nên rõ.
  • Những yếu tố tâm lý có thể đóng một vai trò nhất định. Ví dụ. ù tai nhẹ thường không gây rắc rối nhưng có thể trở nên nặng hơn nếu bạn bị trầm cảm, lo lắng hay căng thẳng.
Bạn nên đi đến bệnh viện kiểm tra tình trạng ù tai
Bác sĩ thông thường sẽ kiểm tra tai bạn, và những dây thần kinh ở mặt và tai. Một bài kiểm tra thính giác sẽ được thực hiện. Bằng thăm khám hay kiểm tra thính giác, vấn đề thường gặp ở tai có thể được loại trừ.
Những kiểm tra khác như chụp Ct-scan não thường được làm trong một số trường hợp. Ví dụ, trong thường hợp bạn có ù tai một bên và nghi ngờ mắc phải một rối loạn ở não thường gặp.

Chứng ù tai phổ biến như thế nào?

Ù tai là chứng hay gặp và có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Phần lớn người ta hay gặp những đợt ù tai sau khi đi đến những buổi hòa nhạc hay disco lớn. Hấu hết với nhiều người tình trạng ù tai chỉ là tạm thời và sẽ chóng hết. Khoảng 1 trong 10 người mắc phải chứng ù tai kéo dài và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khoảng 1 trong 100 người bị ù tai thường xuyên và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của họ.

Phương pháp điều trị ù tai

Trong một vài trường hợp, một số nguyên nhân gây ù tai có thể điều trị được. Ví dụ, nếu ù tai do tác dụng phụ của một loại thuốc thuốc bạn đang dùng là gây ra ù tai, thì việc ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi thuốc có thể giải quyết tình trang này.
Thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin giúp một số trường hợp ù tai, do trầm cảm hoặc stress gây ra
Phần lớn các trường hợp, việc điều trị không đơn giản. Một số được trợ giúp về thông tin để hiểu về tình trạng ù tai và nhận thức được rằng họ cơ bản không mắc phải tình trạng nghiêm trọng nào cả. Theo thời gian, ù tai có thể trở nên ít rắc rối hơn khi bạn thích nghi được với tình trạng này.
Những âm thanh thay thế
Nếu có thể, tránh ở trong phòng yên tĩnh hoặc im ắng. bạn trở nên chú tâm hơn về tiêng ồn trong tai và trở nên lo lắng nếu không có gì khác để nghe. Liệu pháp âm thnah có thể giúp làm giảm sự khó chịu do tiếng ồn gây ra; những âm thanh dễ chịu hơn có thể làm bạn ít chú ý đến tiếng ồn trong tai. Ví dụ, nghe radio, TV hoặc dàn âm thanh nổi. Đôi khi, mở cửa sổ để âm thanh bên ngoài trở nên rõ ràng. Một số người đeo máy nghe nhạc. Đây có thể giống một thiết bị trợ thính nhưng phát ra âm thanh dễ chịu làm giảm tiếng ù tai. Một số sử dụng CD hoặc máy MP3 để nghe âm thanh êm dịu
Giờ ngủ
Ù tai thường trở nên rõ ràng nhất khi bạn trong trạng thái yên tĩnh và cố gắng đi ngủ. Nếu bạn bật radio hay nghe nhạc, điều này sẽ che lấp tiếng ù tai khi bạn ngủ ( Nên sử dụng thiết bị có hẹn giờ để nó có thể tự tắt khi bạn đang ngủ). Một số người kết nối thiết bị âm thanh với một cái loa đặc biệt ở dưới gối để nghe radio hoặc nghe nhạc mà không ảnh hưởng đến người khác. Một số gối được thiết kế đặc biệt có loa bên trong chúng để giúp bạn có thể kết nối tới radio hoặc những thiết bị âm thanh.
Thiết bị trợ thính
Nếu bạn bị điếc hay chỉ là mất thính giác nhẹ, máy trợ thính có thể giúp bạn. Thiết bị này làm to lên các âm thanh bình thường mà bạn có thể không nghe thấy. Những âm thanh ấy có thể làm mờ đi tiếng ù tai.
Căng thẳng, lo âu hay trầm cảm
Một số người trở nên lo lắng hay căng thẳng do ù tai. Điều này khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên thư giãn, giảm lo âu, tránh căng thẳng, tiếng ù tai có thể sẽ giảm đi và là bạn dễ chịu hơn Nếu bạn trở nên quá căng thẳng hay bị trầm cảm, tốt hơn hết là nên đi khám bác sĩ để cho lời khuyên trong điều trị.
Phòng khám chuyên khoa
Một số bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân có phòng khám chuyên về ù tai. Bạn sẽ được khám tổng quát về tai, kiểm tra thính lực và tư vấn về những phương pháp điều trị (như là liệu pháp âm thanh, phương pháp nghỉ ngơi) phù hợp với nguyên nhân và tình trạng ù tai của bạn và cho bạn những lời khuyên về cách thích nghi với tình trạng ù tai.
Ví dụ, trong trường hợp nghiêm trọng, một phương pháp điều trị mang tên liệu pháp huấn luyện ù tai (TRT) có thể được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể giúp đến ba trong bốn trường hợp. TRT nhằm giúp não học cách lờ đi ù tai ( Ù tai không dừng, nhưng mục đích là để chúng giảm gây khó chịu). TRT bao gồm trang bị một thiết bị phát âm thanh (mô tả ở trên). Liệu pháp này được thực hiện cùng với những buổi tư vấn thường xuyên nhằm giúp bạn đối mặt với ù tai. TRT có thể kéo dài đến một năm. Bạn dần dần học cách không quan tâm đến ù tai đến mức nó không còn gây rắc rối, ngay cả khi không sử dụng máy phát âm thanh.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mù thoáng qua, hay mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực ở mắt trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh xảy ra do lượng máu chảy đến giác mạc bị thiếu hụt. Tình trạng này thường bắt đầu một cách đột ngột và thường mất đi trong vài giây hoặc vài phút.
  • 28-05-2018
    Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều trị hẹp môn vị chủ yếu là điều trị ngoại khoa,
  • 28-05-2018
    Rối loạn về cơ xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Hệ thống cơ xương của bạn đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung chơ cơ thể. Rối loạn về cơ xương thường là các bệnh thoái
  • 11-12-2018

    Não là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Não kiểm soát trí nhớ, sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và xúc cảm. Ngoài ra, não cũng kiểm soát những bộ phận khác như các cơ, các cơ quan và mạch máu. Những khối

  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.

  • 16-08-2018
    Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng