Hẹp môn vị

Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều trị hẹp môn vị chủ yếu là điều trị ngoại khoa,

Tổng quan hẹp môn vị

Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Điều trị hẹp môn vị chủ yếu là điều trị ngoại khoa, đây là cấp cứu trì hoãn; trước khi mổ, phải nâng cao thể trạng, bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân.

Triệu chứng hẹp môn vị

Triệu chứng hẹp môn vị

Tùy theo mức độ hẹp ít hay nhiều mà có các triệu chứng tương ứng.
  • Ở giai đoạn sớm, lưu thông chưa bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị cản trở, có các dấu hiệu: chóng no, nôn và sụt cân. Đầy hoặc nặng vùng thượng vị sau các bữa ăn, về sau bị nôn sau khi ăn một vài giờ, nôn ra thức ăn.
    • Đau vùng trên rốn, đau dội lên sau bữa ăn, nếu nôn ra được thì bớt đau. Nôn ngay sau bữa ăn, nôn ra thức ăn vừa ăn xong. Khi đó chụp Xquang sẽ thấy: dịch đọng trong dạ dày qua đêm nhiều hơn bình thường; dạ dày co bóp nhiều và mạnh, nhất là ở vùng hang vị.
  • Giai đoạn muộn, lưu thông qua môn vị bị ngưng trệ hoàn toàn, các triệu chứng nặng hơn gồm: đau liên tục và luôn có cảm giác trướng bụng. Nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, nôn được thì dễ chịu, nôn ra nước ứ đọng của dạ dày màu xanh đen, có khi bệnh nhân phải móc họng để nôn.
    • Lúc này thầy thuốc khám thấy: dạ dày giảm nhu động do giảm trương lực; lắc bụng nghe thấy tiếng óc ách khi đói là do dịch ứ đọng. Vùng bụng dưới rốn lõm lòng thuyền do không có thức ăn chuyển xuống. Bệnh nhân suy sụp rõ rệt: mất nước, mất muối, người gầy yếu, mắt trũng, da khô nhăn nheo.
    • Chiếu và chụp Xquang thấy: nhiều dịch trong dạ dày, dạ dày không còn nhu động hay chỉ co bóp yếu; dạ dày giãn to, có khi sa xuống tận đáy chậu. Phần lớn bệnh nhân hút dạ dày có khối lượng lớn dịch (trên 200ml), mùi hôi.
Hẹp môn vị cần phân biệt với một số bệnh như: giãn thực quản, bệnh này khi chụp Xquang thấy thực quản giãn to. Liệt dạ dày: Thường do yếu tố thần kinh, dạ dày mất trương lực ì ra, không có nhu động. Tuy nhiên, các triệu chứng này không có thường xuyên và có thể tự hồi phục hoàn toàn.

Nguyên nhân hẹp môn vị

Nguyên nhân hẹp môn vị

Bệnh dạ dày tá tràng

  • Là nguyên nhân hay gặp nhất, vị trí loét hay gây hẹp là môn vị, bờ cong bé gần môn vị.
  • Hẹp còn do tác dụng phối hợp hiện tượng viêm nhiễm tại ổ loét, gây phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp lòng tá tràng.

Ung thư hang vị

  • Loét hoặc khối u sùi, cùng với thành dạ dày bị thâm nhiễm cộm lên làm hẹp lòng hang vị. Tình trạng hẹp diễn ra từ từ, tăng dần theo sự phát triển của khối ung thư.

Nguyên nhân khác

  • Ở dạ dày:
    • Polyp ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống.
    • Sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị.
    • Hẹp phì đại môn vị ở ngời lớn.
    • Hẹp trong bệnh Lympho hạt.
    • Loét do lao, do giang mai.
    • Sẹo bỏng.
  • Bệnh ngoài dạ dày
    • U đầu tụy, ung thư đầu tụy…

Các yếu tố nguy cơ gây hẹp môn vị

Các yếu tố nguy cơ gây hẹp môn vị

Những người bị một trong các bệnh sau đây dễ bị hẹp môn vị:
  • Hay gặp nhất là loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là vết loét ở bờ cong nhỏ gần môn vị.
  • Hẹp môn vị còn do sự viêm nhiễm tại ổ loét phối hợp với tình trạng phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp lòng tá tràng, môn vị.
  • Các trường hợp ít gặp hơn gồm: ung thư hang vị dạ dày, loét hoặc khối u sùi, cùng với thành dạ dày bị thâm nhiễm cộm lên làm hẹp lòng hang vị gây hẹp môn vị. Trường hợp này, hẹp môn vị diễn ra từ từ, ngày càng hẹp dần theo sự phát triển của khối ung thư. Polip ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống lòng môn vị gây hẹp.
  • Niêm mạc dạ dày bị sa tụt xuống môn vị. Phì đại môn vị ở người lớn. Các bệnh: lao, giang mai gây loét hẹp môn vị; u đầu tụy, ung thư đầu tụy đè vào gây hẹp môn vị.

Chẩn đoán chứng hẹp môn vị

Chẩn đoán chứng hẹp môn vị

Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng

  • Cơ năng: Đau bụng, nôn thức ăn mới, phải móc họng để nôn cho dễ chịu.
  • Thực thể: Dấu hiệu Bouveret và lắc óc ách lúc đói.
  • X-quang: Dạ dày giãn to, xa xuống mào chậu, sau 6 giờ vẫn đọng Barit ở dạ dày.

Chẩn đoán phân biệt

  • Bệnh giãn to thực quản: X-quang có cản quang thấy thực quản giãn to.
  • Liệt dạ dày: Do yếu tố thần kinh, dạ dày mất trương lực ì ra. Các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên và có thể tự hồi phục hoàn toàn.

Điều trị chứng hẹp môn vị

Điều trị chứng hẹp môn vị

Điều trị phẫu thuật là tuyệt đối, nhưng phải chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
  • Rửa dạ dày, hút dịch dạ dày liên tục hoặc cách quãng.
  • Truyền dịch: theo điện giải đồ để bù dịch điện giải.
  • Cug cấp năng lượng bằng truyền huyết thanh ngọt.
  • Bổ sung đạm và máu nếu cần.
Điều trị phẫu thuật
Mục đích của phẫu thuật là giải quyết tình trạng hẹp đồng thời chữa triệt căn.
  • Đối với ung thư dạ dày
Có thể cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt bán phần dạ dày tùy theo vị trí kích thước giai đoạn khối u và toàn trạng của bệnh nhân. Trường hợp không cắt được do bệnh nhân đến muộn, tuổi cao thể trạng quá yếu thì có thể nối vị tràng để lập lại lưu thông tiêu hóa cho bệnh nhân.
  • Đối với loét dạ dày tá tràng mãn tính
    • Loét dạ dày: Cắt 2/3 dạ dày.
    • Loét tá tràng: Cắt 2/3 dạ dày.
    • Cắt dây thần kinh X siêu chọn lọc cùng với mở rộng môn vị, hoặc cắt dây X kết hợp nối vị tràng.
    • Nối vị tràng đơn thuần : Áp dụng cho bệnh nhân tuổi cao, quá yếu, tuổi cao, đang bị các bệnh mạn tính như suy tim, lao, hen…

Phòng ngừa chứng hẹp môn vị

Phòng ngừa chứng hẹp môn vị

  • Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây hẹp môn vị nhiều nhất, bởi vậy chúng ta cần phòng tránh căn bệnh này bằng cách: ăn uống điều độ, luôn thực hiện ăn chậm, nhai kỹ.
  • Không bao giờ ăn nhiều các thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh…
  • Bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc, uống rượu, không uống nước chè đặc, cà phê đặc, vì các chất này dễ gây viêm loét dạ dày.
  • Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn.
  • Tránh mọi căng thẳng tinh thần như tức giận, ghen tuông, đố kị... vì đó cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh: ung thư dạ dày, polyp dạ dày, phì đại môn vị, lao, giang mai, u đầu tụy, ung thư đầu tụy... để loại bỏ các nguyên nhân gây hẹp môn vị.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu là chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày). Phụ nữ tiền mãn kinh cũng xuất huyết nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt của mình nhưng phần lớn không nghiêm
  • 28-05-2018
    Bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.
  • 28-05-2018
    Các khối u mũi và xoang là các khối u có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư) xảy ra trong mũi xoang. Ung thư ở khoang mũi hoặc các khối u ở xoang rất hiếm gặp. Hầu hết các loại khối u mũi xoang (60 - 70%) xảy ra trong các xoang hàm trên, chỉ có khoảng
  • 28-05-2018
    Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.