U dây thần kinh Morton

Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và

U dây thần kinh Morton

U dây thần kinh Morton là một vấn đề thường gặp ở những người chạy bộ. Biểu hiện là cảm giác đau kiểu bỏng rát ở phần mũi chân, ngay phía sau ngón 3 và ngón 4 (đôi khi phía sau ngón 2 và ngón 3). Cảm giác đau lan dọc xuống ngón chân và đôi khi, người chạy cảm thấy tê bì nhiều hơn là đau. Nguyên nhân là viêm dây thần kinh chạy giữa xương các ở mũi chân, thường do đi giày quá chật.
u-day-than-kinh-morton

Triệu chứng

Triệu chứng kinh điển là đau mặt gan bàn chân, thường giữa đầu xương đốt bàn chân thứ 3 và thứ 4, có thể gặp ở các xương đốt bàn chân khác. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói, và thường gây cảm giác bỏng rát, lan dọc theo các ngón chân. Cởi gày hoặc xoa bóp khu vực bị đau giúp giảm đau.

Nguyên nhân

U dây thần kinh Morton không phải là một khối u thực sự. Nó là sự phì đại của một dây thần kinh chạy giữa các xương đốt bàn chân. Khi dây thần kinh phình to, khe giữa các xương không còn đủ rộng để chứa dây thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép, gây ra đau và tê bì.
Vị trí điểm đau
Nguyên nhân phì đại thường do viêm khi bị kích thích. Phụ nữ đi giày cao gót mũi chật là những người dễ gặp hiện tượng này nhất. Với dân chạy bộ, giày chạy quá chật làm mũi chân bị ép lại, dẫn đến tổn thương và gây viêm dây thần kinh. Dây thần kinh bị viêm và bị chèn ép ở khe giữa các xương lại làm quá trình viêm gia tăng. Nếu ngăn cản được vòng xoắn này tiếp diễn, vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp quá trình viêm – chèn ép này cứ diễn ra, và hình thành mô xơ xung quanh dây thần kinh. Khi đó, có thể cần phải phá hủy dây thần kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Chẩn đoán

Để xác định u dây thần kinh Morton không phải đơn giản. Nếu nghi ngờ mình gặp tình trạng này, bạn có thể làm một số nghiệm pháp hỗ trợ chẩn đoán dưới đây:
Nghiệm pháp Mulder dùng để tạo áp lực vào u dây thần kinh xem cơn đau có tăng lên hay không. Một bàn tay bóp chặt mũi chân để ép mạnh các đầu xương đốt bàn chân vào nhau, và các ngón tay của bàn tay còn lại ấn mạnh vào vị trí đau giữa các đầu xương. Ngoài cơn đau, người kiểm tra có thể nghe thấy một âm thanh gọi là tiếng click Mulder, cũng gợi ý u dây thần kinh Morton.

Dấu hiệu Mulder

Nghiệm pháp kéo giãn thần kinh ngón chân: Yêu cầu bệnh nhân tự gập mạnh hai bàn chân về phía cẳng chân. Người kiểm tra lấy tay đẩy tiếp hai ngón chân (vị trí nghi ngờ có u dây thần kinh) về phía cẳng chân. Vị trí đau gợi ý u dây thần kinh Morton.

Nghiệm pháp kéo dãn thần kinh ngón chân

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) là công cụ tốt nhất để chẩn đoán. Tổn thương trên phim MRI là u dây thần kinh có kích thước từ 5mm trở lên. Nên chụp MRI bàn chân ở tư thế nằm sấp với bàn chân được duỗi thẳng và không sử dụng thuốc đối quang từ. Nếu u nhỏ hơn 5mm, cần xem xét các chẩn đoán khác. Lưu ý, phim MRI bình thường không giúp loại trừ chẩn đoán.

Xử trí

Một khi đã xuất hiện, u dây thần kinh Morton rất khó điều trị. Triệu chứng càng kéo dài, vấn đề càng khó khắc phục, vì vậy bạn không được bỏ quả nó. Chẩn đoán chính xác rất quan trọng vì điều trị các nguyên nhân gây đau khác nhau sẽ không giống nhau. Bạn cần chụp MRI tại nơi có chuyên môn về bàn chân trong thể thao, và có kinh nghiệm về u dây thần kinh Morton. Trước khi can thiệp phẫu thuật, nên thử một số biện pháp điều trị bảo tồn:
  • Tránh cho dây thần kinh bị chèn ép thêm bằng việc thay giày – có hiệu quả trên hơn 40% trường hợp. Đi giày chạy quá chật, dù chỉ trong thời gian ngắn, có thể làm u dây thần kinh Morton kéo dài vài tuần.
  • Có thể cắt bỏ hai bên phần mũi giày để tạo cảm giác thông thoáng cho bàn chân.
  • Đi tất tách ngón qua đêm để làm giảm chèn ép lên u dây thần kinh. Các ngón chân tách nhau ra sẽ tạo thêm không gian cho dây thần kinh giúp hồi phục và tránh bị chèn ép.
  • Một số người thấy triệu chứng giảm khi sử dụng đệm phần mũi chân. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau là do gãy xương do áp lực, đệm mũi chân có thể làm triệu chứng nặng lên.
  • Tiêm cortisone có thể làm giảm viêm, nhưng phải tiêm nhiều lần và tác dụng giảm đau chỉ là tạm thời. Cortisone là một chất chống viêm nhóm steroid, nên làm quá trình viêm dừng lại và giúp dây thần kinh hồi phục. Khoảng 40% trường hợp giảm đau nhờ cortisone, thời gian giảm đau có thể kéo dài tới 3 tháng. Cortisone được tiêm cách nhau 1-3 tuần, và tiêm ở đầu ngón chân hoặc giữa các ngón chân, chứ không tiêm vào lòng bàn chân.
  • Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, cần cắt bỏ dây thần kinh. Khoảng 80% bệnh nhân phục hồi, nhưng cũng có khoảng 5% bệnh nhân bị viêm ở đầu phần dây thần kinh còn lại sau khi cắt bỏ, và phải phẫu thuật lại. Dây thần kinh nên được cắt bỏ từ đầu ngón chân để tránh sẹo lòng bàn chân và giảm thời gian hồi phục.
  • Chườm đá có thể làm giảm đau chút ít, nhưng không hiệu quả như đối với các chấn thương cơ.

(Nguồn: BS Hoàng Bảo Long)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mộng du là tình trạng một người đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Người mộng
  • 28-05-2018
    Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • 04-07-2018
    Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của
  • 15-10-2018
    Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo
  • 17-10-2018

    Thời gian gần đây, tỷ lệ mắc các rối loạn dị ứng mà không thể giải thích được bằng yếu tố di truyền đang có chiều hướng gia tăng. Do có 4 thay đổi chính trong môi trường sống hiện nay: tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi

  • 28-05-2018
    Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60-80 lần trong 1 phút. Nếu <60 lần/phút thì được coi là nhịp tim chậm. Trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (110-130 nhịp/phút). Vì thế, nhịp chậm ở trẻ em là khi tim đập dưới 100 lần/phút. Nhịp