Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể làm bạn khó thở. Dịch màng phổi có thể được dẫn lưu nếu cần thiết. Điều trị chủ yếu nhằm vào

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi (giữa phổi và thành ngực).
Màng phổi là một màng mỏng lót bên trong thành ngực và lớp bao phủ toàn bộ phổi. Bình thường vẫn có một lượng nhỏ dịch giữa hai lớp màng phổi. Lượng dịch nhỏ này hoạt động giống như dầu bôi trơn giữa phổi và thành ngực giúp chúng di chuyển khi hít thở. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch tích tụ quá mức bình thường và làm tách hẳn phổi ra khỏi thành ngực.

Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi là gì?

Có thể cảm thấy đau ngực nhưng tràn dịch màng phổi thường là không đau. Lượng dịch màng phổi có thể thay đổi khác nhau. Khi dịch màng phổi trở nên nhiều hơn, nó sẽ đè vào phổi, làm phổi không thể dãn nở hết khi hít thở. Điều này có thể gây nên cảm giác khó thở.
Các triệu chứng của bệnh hay nguyên nhân chính gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi cũng có thể cùng xuất hiện. Ví dụ, khi viêm phổi là nguyên nhân chính, bạn có thể bị ho và sốt. Khi xơ gan là nguyên nhân chính, bạn có thể bị phù chân, vàng da, xuất huyết đường tiêu hóa.

Nguyên nhân nào gây nên tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi là biến chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi (còn có những nguyên nhân ít gặp khác) bao gồm:
Tình trạng viêm ở phổi và màng phổi. Viêm phổi, lao phổi và bệnh ung thư có thể gây ra tràn dịch màng phổi.
Một số bệnh viêm khớp cũng có thể gây viêm màng phổi. Ví dụ, tràn dịch màng phổi là một biến chứng ít gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
Suy tim gây tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Điều này làm dịch dễ thoát ra khỏi mạch máu. Phù chân là dấu hiệu điển hình của suy tim, nhưng tràn dịch màng phổi cũng có thể xuất hiện.
Protein trong máu thấp cũng có thể làm dịch thoát ra khỏi mạch máu. Ví dụ, bệnh xơ gan và một số bệnh thận có thể làm giảm mức protein trong máu và dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Các xét nghiệm tràn dịch màng phổi cần thiết?

Hình X quang ngực điển hình của một trường hợp tràn dịch màng phổi bên (P).
Chụp X-quang ngực thường giúp xác định được có tràn dịch màng phổi. Nếu nguyên nhân của tràn dịch đã được biết trước đó, bạn có thể không cần thiết phải làm xét nghiệm thêm. Tuy nhiên, đôi khi tràn dịch màng phổi là dấu hiệu đầu tiên của một tình trạng bệnh nào đó. Khi đó, bạn cần làm thêm một số các xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân gây tràn dịch. Những xét nghiệm này bao gồm đo chức năng phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim, chụp CT và lấy mẫu dịch màng phổi, mẫu mô màng phổi để làm sinh thiết.

Điều trị tràn dịch màng phổi như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị thường là giải quyết nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi. Ví dụ, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng phổi (viêm phổi), và sẽ có thể đề nghị hóa trị hoặc xạ trị đối với ung thư phổi. Việc điều trị có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của tràn dịch. Nếu nguyên nhân cơ bản được điều trị thành công thì sẽ hết tràn dịch màng phổi. Nếu nguyên nhân cơ bản không thể điều trị, hoặc chỉ có thể được điều trị một phần, tràn dịch có thể tái phát trở lại sau khi đã được dẫn lưu hết.

Điều trị hậu quả của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch lượng ít không gây triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chỉ cần theo dõi. Điều trị thường chỉ cần thiết nếu tràn dịch gây ra các triệu chứng như khó thở.
Tràn dịch màng phổi lượng lớn gây khó thở cần được dẫn lưu. Điều này được gọi là hút dịch màng phổi. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ trên da và thành ngực để giảm đau, sau đó dùng một cây kim hoặc ống để đâm xuyên qua thành ngực. Sau lần chọc tháo dịch này, các triệu chứng có thể được thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trừ khi nguyên nhân cơ bản được điều trị, tràn dịch có thể tái phát trở lại trong vòng một vài tuần. Một trong những lựa chọn là lặp lại việc chọc tháo dịch khi các triệu chứng trở nên trầm trọng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
  • Xơ hóa màng phổi. Một loại hóa chất đặc biệt (một chất gây xơ hoá) được tiêm vào khoang màng phổi. Hóa chất này gây ra tình trạng viêm của màng phổi và giúp chúng ‘dính’ với nhau. Điều này giúp ngăn chặn tràn dịch màng phổi tái phát trở lại. Chất gây xơ hóa thường được sử dụng bao gồm tetracycline, bột talc vô trùng và bleomycin. Xơ hóa màng phổi thường được lựa chọn trong điều trị tràn dịch tái lập nhiều lần (tái phát) do ung thư.
  • Đặt ống dẫn lưu màng phổi vĩnh viễn để dịch có thể thoát ra khi nó được hình thành.
  • Phẫu thuật đặt ống nối (ống dẫn lưu bên trong cơ thể) để cho phép các dịch màng phổi chảy từ ngực vào khoang bụng. Điều này được gọi là dẫn lưu màng phổi màng bụng (shunt pleuroperitoneal). Phương pháp này ít được sử dụng.
  • Bóc vỏ màng phổi. Đây là phẫu thuật để cắt bỏ màng phổi. Đôi khi nó được sử dụng ở những người bị tràn dịch do ung thư khi các lựa chọn điều trị khác đã thất bại.


Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Gãy xương mắt cá chân là hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định. Hiện tượng này có thể nhẹ (như bong gân) hoặc nặng (gây trật khớp). Gãy xương mắt cá chân có thể gây đau, và thậm chí là tàn tật.
  • 28-05-2018
    Amiăng là một loại vật liệu được sử dụng trong các công trình trước đây. Nó là một vật liệu cách điện, chịu nhiệt và chống cháy. Có nhiều loại amiăng khác nhau: trắng, nâu và xanh.
  • 24-08-2018

    Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, ở cả nam và nữ. - Bệnh gây nên do virus gây u nhú ở người (Human papilloma virus-HPV). Sùi mào gà sinh dục có nguy cơ dẫn đến ung thư sinh dục, nhất là ung thư cổ tử cung

  • 28-05-2018
    Viêm kết mạc là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sưng phù của kết mạc – là màng mỏng, trong suốt bao phủ ở mặt trong mi mắt và tròng trắng (còn gọi là củng mạc) của mắt. Thông thường tình trạng này còn được gọi là Đau mắt đỏ.
  • 18-09-2018

    Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ

  • 28-05-2018
    Nhiễm Amip đường ruột là hiện tượng nhiễm trùng ruột già và đôi khi là nhiễm trùng gan. Ký sinh trùng gây bệnh ở nhiễm Amip đường ruột là Entamoeba histolytica. Dù trong cơ thể chúng ta có đến 8 loại Amip ký sinh nhưng chỉ có Amip Entamoeba histolytica