Nhiễm Amip đường ruột

Nhiễm Amip đường ruột là hiện tượng nhiễm trùng ruột già và đôi khi là nhiễm trùng gan. Ký sinh trùng gây bệnh ở nhiễm Amip đường ruột là Entamoeba histolytica. Dù trong cơ thể chúng ta có đến 8 loại Amip ký sinh nhưng chỉ có Amip Entamoeba histolytica

Định nghĩa Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Nhiễm Amip đường ruột là gì?

Nhiễm Amip đường ruột là hiện tượng nhiễm trùng ruột già và đôi khi là nhiễm trùng gan. Ký sinh trùng gây bệnh ở nhiễm Amip đường ruột là Entamoeba histolytica. Dù trong cơ thể chúng ta có đến 8 loại Amip ký sinh nhưng chỉ có Amip Entamoeba histolytica là nguyên nhân gây bệnh.

Những ai thường bị nhiễm Amip đưởng ruột?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có đến 10% dân số mắc bệnh nhiễm Amip đường ruột. Ở Việt Nam, tỷ lệ này lên đến 25%. Ngoài ra, nhiễm Amip còn phổ biến ở vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là những nơi đông dân cư hoặc có điều kiện sống không hợp vệ sinh. Bệnh xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Nguyên nhân Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Nguyên nhân gây ra nhiễm Amip đường ruột là gì?
Bệnh nhiễm Amip đường ruột xảy ra bởi một ký sinh trùng mang tên Entamoeba histolytica. Ký sinh trùng này là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, làm tổn thương đến dạ dày và ruột.
Ký sinh trùng nhiễm vào cơ thể do bạn uống nước không hợp vệ sinh, hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác cũng có nguy cơ lây truyền ký sinh trùng.
Bệnh Amip đường ruột còn có thể truyền nhiễm từ việc quan hệ qua hậu môn với người bị nhiễm bệnh.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm Amip đường ruột?
Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh nhiễm Amip đường ruột, phổ biến hơn cả là:
  • Sống hoặc đi du lịch tới những nơi có điều kiện vệ sinh kém.
  • Quan hệ đồng tính nam.
  • Người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc phải các bệnh mãn tính khác.;

Điều trị Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm Amip đường ruột?

Phương pháp điều trị nhiễm Amip là uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ. Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu phân của bạn để đảm bảo ký sinh trùng đã được thải khỏi cơ thể.
Các loại thuốc có thể dược kê đơn bao gồm Metronidazole và Iodoquinol. Tuy nhiên, các thuốc này có các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, gây khô miệng, hoặc nước tiểu bị sẫm màu.
Nếu sử dụng thuốc Metronidazole và Iodoquinol, bạn không được uống các đồ uống có cồn trong quá trình điều trị.
Bạn phải uống thật nhiều nước để ngăn chặn việc mất nước. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần đến việc truyền nước.
Nhiễm Amip đường ruột sẽ khỏi trong vòng hai tuần. Nếu Amip di căn đến cơ quan khác, bạn vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.
Tuy vậy, nếu không có sự can thiệp của bác sĩ, bệnh nhân nhiễm Amip có nguy cơ bị tử vong. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm có đến 70,000 người chết vì nhiễm Amip.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm Amip đường ruột?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm Amip bằng cách kiểm tra bệnh sử và khám trực tiếp cho bạn. Đồng thời, bác sĩ cần ít nhất 3 mẫu phân để kiểm tra ký sinh trùng thông qua kính hiển vi.
Bác sĩ có thể dùng đến phương pháp soi đại tràng Sigma hoặc nội soi đại tràng để lấy mẫu ruột khi cảm thấy các kết quả các xét nghiệm khác không chắc chắn.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Nhiễm Amip đường ruột

Những thói quen sinh hoạt nào giúp người bệnh hạn chế diễn tiến của nhiễm Amip đường ruột?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng nhiễm Amip của mình nếu bạn:
  • Uống thuốc đúng theo đơn đã kê và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm để tránh bị tái nhiễm ký sinh trùng.
  • Đảm bảo tất cả thực phẩm đều được nấu chín trước khi ăn.
  • Quan hệ tình dục an toàn (dùng bao cao su).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh Nocardia tuy là một bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có tài liệu nào (trong nước và quốc tế) nói Nocardia gây ra những vụ dịch. Nhưng tại các địa phương, nếu xuất hiện bệnh Nocardia cũng nên báo cáo cho các nhà quản lý biết bệnh xuất hiện ở đâu để có
  • 28-05-2018
    Cơ thể người gồm có hai quả thận ở mỗi bên của ổ bụng. Chúng có chức năng tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa xuống bàng quang nhờ hai niệu quản. Tại bàng quang, nước tiểu được dự trữ và thải ra ngoài qua niệu đạo.
  • 28-05-2018
    Mặc dù chưa có ai xác định nguyên nhân nào gây ra ốm nghén, nhưng sự tăng hormone trong thai kỳ có thể đóng một vai trò gây ra hiện tượng này.
  • 28-05-2018
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí lâu ngày kèm với viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hay cả hai. Tình trạng tắc nghẽn này tăng dần theo thời gian. Viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên; nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa. Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác
  • 17-10-2018

    Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị