Ban nóng – Rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy là 1 thương tổn ở da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ lớn sống ở vùng có khí hậu nóng và ẩm. Người hoạt động nhiều, trẻ mới sinh nằm trong lồng kính, người bệnh liệt giường có sốt cũng dễ mắc rôm sẩy. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi

Ban do nóng là gì?

ban_nong
Rôm sảy ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Có nhiều dạng khác nhau của ban do nóng. Các ban này có thể gây bứt rứt, khó chịu, ngứa và đau. Loại ban hay gặp là rôm sảy (prickly heat, miliaria).
Rôm sảy là một thương tổn ở da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ lớn sống ở vùng có khí hậu nóng và ẩm. Người hoạt động nhiều, trẻ mới sinh nằm trong lồng kính, người bệnh liệt giường có sốt cũng dễ mắc rôm sẩy. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi bị nghẽn và mồ hôi bị ứ đọng lại dưới da.
Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Triệu chứng lần lượt xuất hiện từ các mụn nước dưới da đến các sẩn đỏ sâu hơn, có thể gây cảm giác bị châm chích và ngứa nhiều. Ban thường xuất hiện những vùng cọ sát với áo quần như lưng, bụng, cổ, phần ngực trên, vùng nếp gấp da như háng, hay nách và thường trở nên dễ chịu hơn khi da được làm mát.

Ban nóng trông như thế nào?

Có nhiều lọai ban nóng biểu hiện từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn của tuyến mồ hôi.

Rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina)

Đây là dạng nhẹ của rôm sảy, do mồ hôi tiết ra quá nhiều, thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Rôm tinh thể biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau. Loại rôm sảy này không có viêm, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo. Các sang thương này có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng có thể tái phát khi khí hậu nóng - ẩm trở lại. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể có ở người lớn, nhất là trong những trường hợp di chuyển đột ngột từ vùng khí hậu ôn đới sang vùng khí hậu nhiệt đới.

Rôm sảy đỏ (miliaria rubra)

Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì (epidermis) của da. Vi khuẩn có thể đóng vai trò làm tắc ống tuyến mồ hôi, sau đó là sừng hóa tuyến mồ hôi, mồ hôi tiết ra bị đọng lại gây rôm sảy. Thường biểu hiện ở thân mình, lưng hay các vùng da bị cọ xát do áo quần. Rôm sảy đỏ gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều. Thể này hay bị bội nhiễm, gây ra các biến chứng như chốc, viêm nang lông, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng. Rôm sảy đỏ thường gây ra tình trạng ít hay không có mồ hôi ở vùng da bị ảnh hưởng. Trẻ em thường bị rôm sảy dạng này trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tuần sau sinh.

Rôm sảy sâu (miliaria profunda)

Do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây ảnh hưởng ở lớp bì (dermis) là lớp sâu hơn của da và xuất hiện sớm sau khi vận động hay các hoạt động làm đổ nhiều mồ hôi. Các sang thương rôm sảy sâu là các sẩn 1 - 3 mm, màu nhạt, cứng chắc. Mặc dù không gây ngứa và cảm giác châm chích nhưng rôm sảy sâu có thể gây ra tình trạng không tiết mồ hôi lan rộng đưa đến hội chứng kiệt sức do nóng: chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Rôm sảy hiếm khi trở nên nguy hiểm mà thường tự hết trong vài ngày . Tuy nhiên, bạn cần khám bác sĩ nếu bắt đầu có các dấu hiệu sau:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau tăng lên
  • Có mủ ở bọng nước
  • Khám bác sĩ nếu con bạn bị rôm sảy và không tự hết sau 3 - 4 ngày.

Nguyên nhân gây rôm sảy

Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều hòa thân nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều và các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn, do mặc quá nhiều áo quần, do bôi kem làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ sẽ gây rôm sảy.
Một số trường hợp do các bậc cha mẹ quá cẩn thận nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy ngay cả khi trời mát.

Xử trí rôm sảy như thế nào?

rôm sẩy
(Ảnh minh họa)

Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát lạnh, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng.
Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải cotton, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi
Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Tắm bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000, sữa tắm loại không chứa xà phòng, khômg màu, không mùi dành cho trẻ em. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu…
Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn sử dụng các dung dịch để giảm ngứa và hạn chế thương tổn da. Không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc bôi có chứa steroids khi không có chỉ định của bác sĩ.
Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường.

Phòng ngừa rôm sảy

  • Mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, có thể hút ẩm vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông.
  • Tránh nắng khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ một cách phù hợp.
  • Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ và thông khí tốt.
  • Tắm nước lạnh và dùng xà phòng loại có chất giữ ẩm cho da, nên dùng các lọai sữa tắm không chứa xà phòng, không màu, không mùi.
  • Tránh dùng các loại kem hay pommade gây bít lỗ thông của các ống tuyến mồ hôi.

- 04-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh tiêu chảy ở khách du lịch, hay còn gọi là đi ngoài, là tình trạng tiêu chảy ở những người đang đi du lịch hoặc vừa trở về từ chuyến đi. Người mắc bệnh tiêu chảy ở khách du lịch thường đi phân lỏng 3 lần hoặc nhiều lần hơn trong 24 giờ. Trong hầu
  • 28-05-2018
    Đau mạn tính là loại đau do mô bị tổn thương liên tục và có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm. Các nguyên nhân thường gặp nhất là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, viêm gân và hội chứng ống cổ tay.
  • 08-06-2018
    Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, là một thuật ngữ y khoa chỉ việc đi tiểu quá mức vào ban đêm. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể bạn tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn, do đó hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục trong vòng 6-8 giờ.  
  • 28-05-2018
    Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt.
  • 19-03-2019

    Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng ở da khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh rất dễ lây lan, bắt đầu là một nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng, sau đó vỡ ra nhanh chóng, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu.

  • 28-05-2018
    Người đầu tiên mô tả đau dây thần kinh tam thoa là một thầy thuốc người Arập tên là Jurjani vào thế kỷ 11. Ông ta đã chú ý sự chèn ép mạch máu có thể là nguyên nhân đau dây thần kinh tam thoa. Ông đã mô tả: có một loại đau mà ảnh hưởng đến răng ở một