Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể

Tìm hiểu chung về Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu những sự rối loạn nghiêm trọng bên trong cơ thể. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi (tiểu ra máu vi thể).

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng mà bạn có thể nhìn thấy là nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu như nước xá xị. Nhưng nếu thấy máu ra thành cục trong nước tiểu, bạn sẽ cảm thấy đau và rát.
Một số triệu chứng khác có thể chưa được liệt kê. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy nước tiểu có màu khác thường hoặc có bất kì câu hỏi liên quan, hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau, nên cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.;

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy nước tiểu có màu khác thường hoặc có bất kì câu hỏi liên quan, hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau, nên cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.;

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây tiểu ra máu bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và sinh sống trong bàng quang, gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Những triệu chứng có thể bao gồm hay mắc tiểu, tiểu đau và nóng rát, nước tiểu nặng mùi;
  • Nhiễm trùng thận: Khi vi khuẩn xâm nhập vào thận thông qua máu hoặc di chuyển ngược từ niệu quản lên thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Những dấu hiệu và triệu chứng thường giống với nhiễm trùng bàng quang, nhưng có thể gây sốt và đau hông;
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận. Sự kết tủa các khoáng chất có trong nước tiểu có thể hình thành các tinh thể trên thành thận hoặc bàng quang. Dần dần, những tinh thể này chuyển thành những viên sỏi nhỏ, cứng và không gây đau đớn, khiến bạn không thể biết được sự xuất hiện của chúng cho đến khi chúng gây ra tắc nghẽn hoặc được thải ra. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận có thể gây tiểu ra máu;
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Sự phì đại của tuyến tiền liệt có thể gây chèn ép niệu đạo, dẫn đến tắc nghẽn dòng tiểu;
  • Bệnh về thận: Viêm tiểu cầu thận gây ra viêm hệ thống lọc thận, dẫn đến xuất hiện hồng cầu khó thấy trong nước tiểu;
  • Ung thư: Tiểu ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường là dấu hiệu cuối của di căn thận, bàng quang hoặc ung thư tiền liệt tuyến;
  • Chấn thương thận: Bất kì tác động nào đến thận do tai nạn hay chấn thương do hoạt động thể thao có thể gây tiểu ra máu thấy được;
  • Các loại thuốc: Các loại thuốc chữa ung thư như cyclophosphamide (Cytoxan) và penicillin có thể gây tiểu ra máu.

Nguy cơ gặp phải tình trạng Tiểu ra máu

Tiểu ra máu

Tiểu ra máu thường gặp ở phụ nữ (Hình minh họa)


Những ai thường bị tiểu ra máu?
Tiểu ra máu là một tình trạng cực kì phổ biến và có thể ảnh hưởng tới người ở bất kì độ tuổi nào, nhưng nữ giới thường hay mắc bệnh này hơn nam. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ tiểu ra máu, đặc biệt là:

  • Bạn trên 50 tuổi và đang bị phì đại tiền liệt tuyến;
  • Bạn bị viêm thận do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn;
  • Gia đình có bệnh sử về thận;
  • Bạn đang sử dụng thuốc aspirin, kháng viêm giảm đau không chứa steroid và kháng sinh trong thời gian dài;
  • Bạn hoạt động thể thao quá sức.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu ra máu?
Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng bệnh sử cá nhân và gia đình, cũng như các triệu chứng của bạn. Để xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Kiểm tra sự nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự xuất hiện của các chất khoáng gây ra sỏi thận;
  • Soi kính hiển vi đối pha giúp xác định nguồn gốc gây chảy máu;
  • Chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, CT, MRI để có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác;
  • Thủ thuật nội soi bàng quang. Bác sĩ sẽ luồn một ống mảnh có gắn một camera nhỏ vào thận của bạn để kiểm tra cận cảnh bàng quang và ống tiểu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu ra máu?
Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán vì tiểu ra máu chỉ là một dấu hiệu, không phải là bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng bằng cách kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng đường tiểu.
Nếu bạn bị sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị bằng sóng xung kích. Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để loại bỏ sỏi trong thận.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng tiểu ra máu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước lọc thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác;
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat (một phân tử tự nhiên có nhiều trong thực vật và con người);
  • Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục;
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn;
  • Dừng hút thuốc lá;
  • Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh;
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.

Nếu bạn có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn .

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 13-04-2024 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng.

  • 28-05-2018
    Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hay đi lại. Đau cách hồi thường là một triệu chứng của bệnh động
  • 20-09-2019

    Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục mà còn là nguyên nhân gây vô sinh.

  • 28-05-2018
    Trong năm 2012, trên thế giới ước tính 8.6 triệu người nhiễm lao và 1.3 triệu người chết do lao (trong đó 320000 người dương tính với HIV). Ở Việt nam ước tính 200000 nhiễm lao và tỷ lệ tử vong là 2.4/ 100000.
  • 28-05-2018
    Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng. Táo bón
  • 28-05-2018
    Cơn co giật xảy ra khi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trở nên bất thường. Cơn co giật có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, ý thức, hoặc vận động.