Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên ở những phụ nữ đang mang thai. Một số phụ nữ phát hiện tiểu đường thai kỳ có thể thực sự đã bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai mà không được chẩn đoán.

Định nghĩa

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ
(Ảnh minh họa)

Tiểu đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên ở những phụ nữ đang mang thai. Một số phụ nữ phát hiện tiểu đường thai kỳ có thể thực sự đã bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai mà không được chẩn đoán.

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (còn gọi là “tiểu đường”) là một tình trạng gây ra bởi lượng gluose trong máu cao. Glucose là một loại đường, nó cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Khi lượng đường quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi đáp ứng với insulin của cơ thể người phụ nữ trong suốt thai kỳ. Insulin là một hormone. Nó di chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể được chuyển thành năng lượng. Trong khi mang thai, các tế bào của một người phụ nữ tự nhiên trở nên kháng nhẹ lại tác động của insulin. Sự thay đổi này nhằm tăng mức độ đường trong máu của người mẹ để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho em bé. Cơ thể của người mẹ tạo nhiều insulin hơn để giữ cho mức đường huyết bình thường. Trong một số ít phụ nữ, thậm chí sự gia tăng này còn không đủ để giữ cho lượng đường trong máu của họ trong giới hạn bình thường. Kết quả là, họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

  • Tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng ở phụ nữ
  • Lớn hơn 25 tuổi
  • Thừa cân
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó
  • Đã sanh một em bé rất lớn
  • Có người thân bị bệnh tiểu đường
  • Đã có một thai chết lưu ở lần mang thai trước đó
  • Là người Mỹ gốc Phi, Mỹ Da Đỏ, người Mỹ gốc Á, Tây Ban Nha, Latin, hay Thái Bình Dương.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ của việc có một em bé rất lớn (một tình trạng gọi là macrosomia ) và có thể phải mổ lấy thai . Cao huyết áp và tiền sản giật xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Các rủi ro đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là gì?

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp, nồng độ đường thấp, và vàng da . Với sự chăm sóc trước khi sinh phù hợp và kiểm soát chặt chẽ lượng đường, sẽ giảm nguy cơ của những vấn đề này.

Những ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh là gì?

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường trong tương lai, cũng như con cái của họ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần phải kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên sau khi mang thai. Con cái của họ cũng cần phải được giám sát rủi ro bệnh tiểu đường.

Một số câu hỏi về điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, làm thế nào tôi có thể kiểm soát nó?

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ cần phải kiểm soát lượng đường trong máu. Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể phải theo dõi hàng ngày lượng đường, ăn thức ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và đôi khi dùng thuốc.

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, tôi sẽ phải uống thuốc không?

Tiểu đường thai kỳ thường có thể được kiểm soát với chế độ ăn uống và tập thể dục. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, thuốc có thể là cần thiết để kiểm soát mức độ đường trong máu của bạn. Một số phụ nữ có thể uống thuốc; những người khác có thể cần insulin.

Tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con không?

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh con tự nhiên nhưng có nhiều khả năng mổ lấy thai so với phụ nữ không bị tiểu đường để ngăn chặn các vấn đề trong lúc sinh. Kích thích sinh cũng có thể được sử dụng để sinh sớm hơn thời hạn.

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, điều gì tôi nên làm gì sau khi mang thai?

Bạn nên kiểm tra bệnh tiểu đường 6-12 tuần sau khi sinh. Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết sau khi sinh của bạn là bình thường, bạn cần phải kiểm tra bệnh tiểu đường mỗi 3 năm. Con bạn cũng sẽ được kiểm tra trong suốt thời thơ ấu để xem có yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường không, chẳng hạn như bệnh béo phì.
Chú giải

  • Mổ lấy thai: Sự ra đời của một em bé thông qua vết rạch phẫu thuật được thực hiện ở bụng và tử cung của người mẹ.
  • Đái tháo đường: Một tình trạng mà mức độ đường trong máu quá cao.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường phát sinh trong quá trình mang thai.
  • Đường: Đường hiện diện trong máu và là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.
  • Hormone: Một chất được tạo ra trong cơ thể bởi các tế bào hoặc các cơ quan,nó điều khiển chức năng của các tế bào hoặc các cơ quan. Một ví dụ là estrogen, kiểm soát các chức năng của cơ quan sinh sản nữ.
  • Insulin: Một loại hormone làm giảm mức độ glucose (đường) trong máu.
  • Vàng da: Một sự tích tụ bilirubin gây ra vàng da.
  • Macrosomia: Mộttình trạng mà trong đó một thai nhi phát triển rất lớn.
  • Tiền sản giật: Một tình trạng của thời kỳ mang thai, trong đó có huyết áp cao và tiểu đạm.
  • Thai chết lưu: em bé đã chết trong tử cung mẹ.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng Carcinoid, hay còn gọi là hội chứng Thorson-Bioerck, là một hội chứng rối loạn xuất hiện khi các khối u ung thư hiếm gặp có tên gọi là carcinoid tiết ra serotonin hoặc các hóa chất khác vào máu. Hiện tượng này thường găp ở những người bị ung
  • 28-05-2018
    Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh (neuropathic arthropathy) là bệnh có những thay đổi về xương, khớp thứ phát do giảm hay mất cảm giác chi phối do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Điển hình trên phim chụp Xquang là tổn thương hủy hoại bề mặt
  • 28-05-2018
    Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi
  • 28-05-2018
    Bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng, hay còn gọi là hội chứng thắt lưng hông, là một bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh tủy sống và rễ thần kinh ở thắt lưng và ở đoạn cuối tủy sống (tủy cùng).
  • 17-10-2018

    Hạt cơm, mụn cóc là gì? Hạt cơm, mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut gây u nhú ở người có tên là Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV). Có hơn 100 týp virut HPV và chúng có thể

  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi