Mụn cóc (hạt cơm)

Hạt cơm, mụn cóc là gì? Hạt cơm, mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut gây u nhú ở người có tên là Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV). Có hơn 100 týp virut HPV và chúng có thể

Mụn cóc (hạt cơm) là gì?

Hạt cơm, mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut gây u nhú ở người có tên là Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV).
Có hơn 100 týp virut HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể: trên da, trong miệng, trong cơ quan sinh dục hay trong đại tràng. Virut gây tổn thương trên da (u nhú, hạt cơm, mụn cóc..) phổ biến là týp 1, 2, 3, 10...

Mụn cóc có lây nhiễm?

Các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên một cơ thể hay lây sang người khác khi tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương.
Điều này giải thích vì sao một người ban đầu chỉ bị hạt cơm ở chân, sau lại thấy xuất hiện thêm tổn thương ở trán, mũi, vành tai hay những người khác trong gia đình cũng xuất hiện hạt cơm trên da tương tự như vậy.

Triệu chứng, biểu hiện
Mụn cóc. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng và biểu hiện của mụn cóc

Hạt cơm bàn chân do HPV tuýp 1 gây nên

Tổn thương cơ bản là một điểm dày sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dày sừng, phần trung tâm dày sừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít). Đây là loại tổn thương thường gặp.

Hạt cơm thường do HPV tuýp 2 gây ra

Thương tổn sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1 - 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, khía. Quanh các đám dày sừng lại có những đám dày sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại.
Vị trí thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.
Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

Hạt cơm phẳng do HPV tuýp 3, 10 gây ra

Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.
Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Nguyên nhân gây mụn cóc

Giống như các bệnh lây nhiễm khác, virut gây mụn cóc lan truyền từ người này sang người khác, qua việc tiếp xúc với dịch tiết của mụn cóc, chạm vào tổn thương mụn cóc, sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm...). Mụn cóc có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với virut 2 - 6 tháng.
Hệ thống miễn dịch của mỗi người có đáp ứng khác nhau với các týp HPV, có nghĩa là không phải tất cả những người tiếp xúc với HPV đều bị tổn thương mụn cóc. Mụn cóc thường lây lan qua các vết cắt, đứt ở da, như một vết xước cạnh ngón hoặc xây xước khi cạo râu... Cắn móng tay cũng có thể khiến mụn cóc lây lan trên đầu ngón tay và xung quanh móng tay.
Một số người có nhiều khả năng bị mụn cóc sau khi tiếp xúc với HPV, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh niên.
  • Những người bị tổn thương hệ miễn dịch, như người có HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.

Điều trị mụn cóc

Điều trị tại chỗ

Loại bỏ tổn thương bằng cách:

  • Dùng thuốc phá hủy tổ chức bệnh: Axit salicylic 10 - 20%, podophylline 15 - 20% bôi 2 lần/tuần, rửa sạch sau 6 giờ; dung dịch glutiradehyde 20%, axit trichloracetique bão hòa, thận trọng khi dùng phương pháp này ở mặt. Có thể dùng axit retinoic dạng kem hoặc nhũ tương trong 3 - 6 tuần. Dùng dung dịch bléomycine 0,1% tiêm trong tổn thương điều trị các hạt cơm ở da. Hoặc có thể dùng retinoide tiêm trong tổn thương.
  • Dùng phương pháp vật lí: Áp lạnh phá hủy tổ chức bệnh bằng nitơ lỏng. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phá hủy thương tổn bằng lazer CO2, đốt điện siêu cao tần hoặc plasma.

Điều trị bằng lazer CO2 là một phương pháp thường được sử dụng hiện nay do có nhiều ưu điểm: loại bỏ tổn thương một cách đơn giản, ít đau, không chảy máu, kiểm soát được độ sâu của tổn thương... đặc biệt hiệu quả cao.

Điều trị toàn thân

  • Liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân (lévamyzole) dùng trong trường hợp kháng những điều trị trên, kết quả thay đổi, hoặc tiêm bắp interferon-anpha2.
  • Liệu pháp tâm lý cũng có thể điều trị được bệnh mụn cóc.

Lưu ý: Việc điều trị cần có sự chỉ định, tư vấn và theo dõi của bác sĩ hoặc thực hiện tại các cơ sở y tế.

Phòng ngừa bệnh mụn cóc

Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải:

  • Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Khi bị hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.

Bài thuốc dân gian chữa mụn cóc

1. Dùng lá tía tô

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách thực hiện:

  • Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm, mụn cóc một cách nhanh nhất.
  • Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có mụn cóc.
  • Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá.
  • Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.
  • Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất.

2. Dùng tỏi

Cách thực hiện:

  • Lấy một nhánh tỏi tươi, cắt ra thành nhiều lát sau đó chà đi, chà lại lên chỗ mụn cóc sao cho nước tỏi ngấm lên mụn cóc càng nhiều càng nhanh khỏi.
  • Đắp trực tiếp nhánh tỏi lên chỗ có mụn nhưng không để lâu quá 10 phút vì tỏi có thể làm da bị giộp lên.
  • Hàng ngày đắp hoặc trà tỏi từ 1 - 2 lần.
  • Tránh tiếp xúc với nước.

3. Dùng vỏ chuối

Cách thực hiện:

  • Đắp vỏ chuối lên mụn cóc (mặt trong quả chuối).
  • Hoạt chất trong vỏ quả chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ.
  • Đắp nhiều lần trong ngày.
  • Lưu ý tránh nước.

4. Dùng đu đủ xanh

Cách thực hiện:

  • Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.
  • Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết.
  • Bôi hỗn hợp nước trên 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
  • Lưu ý tránh nước.

5. Lô hội

Cách thực hiện:

  • Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội.
  • Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ.
  • Lưu ý tránh nước.

6. Tinh chất trà xanh

Cách thực hiện:

  • Bôi trực tiếp tinh chất dầu xanh lên chỗ bị mụn.
  • Ngày bôi 2 - 3 lần. Hiệu quả nhất là bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý tránh nước.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong
  • 28-05-2018
    Hai thận nằm ở hai bên vùng hông, phía trước là các quai ruột và phía sau là cột sống. Mỗi thận có kích thước bằng một quả cam lớn, nhưng có hình hạt đậu.
  • 28-05-2018
    Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Thai chết lưu có thể gặp ở mọi giai đoạn của thời kỳ mang thai, nếu không
  • 28-05-2018
    Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài… Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh
  • 05-07-2018
    Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt, là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra phản ứng trong cơ thể gây phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở