Thiếu canxi

Canxi là cội nguồn của sự sống, là 1 trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ, canxi). Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh

Tìm hiểu bệnh Thiếu canxi

Canxi là cội nguồn của sự sống, là 1 trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ, canxi). Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh và sự co cơ vì vậy thiếu canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.

Triệu chứng thiếu canxi

Triệu chứng thiếu canxi

Thiếu canxi huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện ban đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván... Hai đối tượng thường bị ảnh hưởng nhiều do tình trạng thiếu canxi là trẻ em và người cao tuổi.

1. Đối với trẻ em

Thiếu canxi máu (ion canxi) mức độ nhẹ: hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
Thiếu canxi kéo dài: Xuất hiện còi xương ở trẻ em. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng; nặng thì làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.

2. Đối với người người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh

Thiếu canxi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Bên cạnh đó, có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây thiếu canxi

Nguyên nhân gây thiếu canxi

Thiếu viatmin D là nguyên nhân quan trọng của hạ canxi máu. Thiếu vitamin D có thể do lượng cung cấp không đủ hoặc do giảm hấp thu là hậu quả của các bệnh lý gan mật hoặc kém hấp thu do nguyên nhân tại ruột. Thiếu vitamin D cũng có thể xảy ra do thay đổi chuyển hóa của vitamin D dưới tác dụng của một số thuốc (phenytoin, phenobarbital và rifampin) hoặc do da ít tiếp xúc với ánh nắng. Một số rối loạn di truyền có liên quan đến chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt tính cũng gây nên còi xương.
Ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột. Hoặc cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi. Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.
Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phốtpho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (1 lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600-700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi.
Do đó, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến bệnh lý. Bởi vì khi khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, hệ thần kinh ngay lập tức kích thích tuyến giáp tiết ra hormon để chuyển hóa canxi trong xương thành ion canxi đưa vào máu.

Điều trị thiếu canxi

Điều trị thiếu canxi

Bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về điều trị.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu canxi

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu canxi
Trong y học cổ truyền, tình trạng thiếu canxi và các bệnh lý còi xương, loãng xương... thuộc phạm vi chứng ‘cốt nuy’, ‘cam tích’. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tạng thận hư suy nên không sinh được tủy, tủy thiếu không sinh được xương. Một số bài dược thiện điển hình phòng trị thiếu canxi:
Quy bản (mai rùa), vỏ trứng gà mỗi thứ 100g rửa sạch, để ráo nước rồi sao giòn, nghiền thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 g, trộn thêm với một chút đường trắng. Quy bản và vỏ trứng gà đều chứa rất nhiều canxi, riêng quy bản còn là một vị thuốc đông y có công dụng bổ thận âm, chuyên dùng để điều trị các chứng nhức xương, lưng đau gối mỏi, ho lâu ngày. Món dược thiện này đặc biệt tốt cho người có tuổi bị loãng xương hoặc xương gãy lâu liền.
Ngao 10 con, ngâm trong nước, rửa sạch, cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, quấy đều, chế thêm gia vị rồi đem hấp chín ăn. Theo dược học cổ truyền, ngao vị mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm lợi thủy hóa đàm; trứng gà vị ngọt, tính bình có công dụng tư âm, nhuận táo, dưỡng huyết. Nghiên cứu hiện đại cho thấy thịt ngao và trứng gà đều chứa khá nhiều canxi: trong mỗi 100g thịt ngao có 177 mg canxi, mỗi 100g lòng đỏ trứng gà có 134 mg canxi. Ngoài ra, trứng gà còn chứa khá nhiều vitamin D, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
Đậu tương 100g, rửa sạch; nấm hương khô 10g, ngâm nước sôi cho nở; xương sườn lợn 500g, rửa sạch, chặt nhỏ. Đem đậu tương và sườn lợn hầm thật nhừ, cho nấm hương vào đun thêm một lát là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn. Theo dược học cổ truyền, đậu tương vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ vị, bổ khí huyết, lợi thủy; nấm hương vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ vị, bổ khí huyết. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần dinh dưỡng của đậu tương hết sức phong phú, rất giàu đạm và các axit amin quý, đồng thời còn chứa nhiều các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, trong mỗi 100g đậu tương có chứa tới 165 mg canxi. Nấm hương từng được mệnh danh là ‘vua của các loại rau khô’, cũng là một loại thực phẩm có rất nhiều canxi và vitamin D, trong mỗi 100g nấm hương có chứa 180 mg canxi.
Chân cua tươi 200g rửa sạch, sao vàng, nghiền thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần g với nước cơm. Theo dược học cổ truyền, cua vị mặn, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, dưỡng cân, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cua là loại thực phẩm giàu canxi vào bậc nhất, ước tính mỗi 100g cua đồng có tới 5.040 mg canxi. Bởi vậy, kinh nghiệm dân gian dùng bột chân cua đồng để chữa chứng bệnh còi xương ở trẻ em là rất có lý.
Bột hải mã, tinh hoàn trâu hoặc bò, đan sâm mỗi vị 500g; hoàng kỳ, a giao, hạch đào nhân (sấy khô tán bột), đường phèn mỗi vị 250g. Đem hoàng kỳ và đan sâm sắc kỹ 3 lần, lấy nước bỏ bã rồi cho tinh hoàn trâu, bò đã rửa sạch thái lát vào, hầm nhỏ lửa cho thật nhừ. Tiếp đó cho a giao đã đun chảy bằng rượu, đường phèn, bột hải mã vào cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Công dụng: bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, dùng rất tốt cho những người có tuổi bị thiếu canxi, loãng xương.
Tôm nõn 50g, trứng gà một quả, rau hẹ 200g, dùng dầu thực vật xào ăn. Theo dược học cổ truyền, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt; rau hẹ vị ngọt, tính ấm, có công dụng ôn thận trợ dương, bồi bổ và làm ấm tỳ vị. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tôm là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi, trong mỗi 100g tôm đồng có tới 1.120 mg canxi, trong mỗi 100g tôm nõn có 882mg canxi.

Phòng ngừa thiếu canxi

Phòng ngừa thiếu canxi

Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút.
Khi nghi ngờ thiếu canxi, cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương, hội chứng canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magiê và phospho).
Nên hoạt động thể lực đều đặn, đặc biệt là tập thể dục, bơi lội, đi xe đạp.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ngất xỉu tình trạng bị mất ý thức và khả năng hoạt động tạm thời. Triệu chứng sẽ khôi phục sau thời gian ngắn. Trong đa số các trường hợp, ngất xỉu xảy ra do áp suất của máu thấp làm máu không lên tới não, hoặc do tim không bơm đủ máu có oxy lên não.
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tai ngoài cũng là một dạng viêm tai phổ biến xảy ra khi ống tai bị tổn thương và khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm ở bên dưới da và phát triển.
  • 17-10-2018

    Hình vẽ minh hoạ cho thấy hộp sọ bé bình thường ở hai tư thế (1) A1 nhìn bên và (2) A2 nhìn trên, hình vẽ tật dính khớp sọ sớm dạng đầu hình thuyền (Scaphocephaly) do đóng sớm đường khớp dọc (B1, B2) và hình chụp em bé bị tật tương ứng (C1, C2).

  • 28-05-2018
    Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe
  • 28-05-2018
    Viêm kết mạc (VKM) là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, đây là lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt. Khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước mắt và ngứa.
  • 28-05-2018
    U xương ác tính là một loại ung thư xương thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó thường bắt đầu trong xương ống chân (hoặc xương đùi hoặc xương chày) gần đầu gối hoặc xương cánh tay gần vai. U xương ác tính có thể di căn (lan truyền) đến các bộ