Sốt ở trẻ nhỏ

Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất thường nào đó xảy ra trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, dạng sốt này được xem như là một phản ứng bình thường đối với nhiều dạng tình trạng, trong số đó

Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất thường nào đó xảy ra trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, dạng sốt này được xem như là một phản ứng bình thường đối với nhiều tình trạng, trong đó phổ biến nhất là tình trạng viêm nhiễm. Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38 °C có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ cần xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhẹ thôi cũng có thể là một dấu hiệu của sự viêm nhiễm.
Sốt ở trẻ nhỏ
Ảnh minh họa (Nguồn: kidspot)

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở trẻ khi bị sốt là:
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, lờ đờ hoặc im lặng
  • Cảm thấy cơ thể trẻ ấm hoặc nóng
  • Trẻ ăn uống không bình thường
  • Khóc nhiều
  • Thở gấp
  • Thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ
  • Co giật
  • Cơ thể trẻ nóng hoặc lạnh hơn nhứng đứa trẻ khác chung phòng
  • Đau nhức cơ thể, đau đầu
  • Ngủ nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ
  • Chán ăn

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ khi:
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi (kể cả sinh non) bị sốt
  • Trẻ bơ phờ hoặc dễ bị kích thích, hay buồn nôn, đau đầu hoặc đau bụng hoặc có bất kì triệu chứng gây khó chịu nào khác
  • Trẻ bị sốt kéo sau khi ở trong xe hơi nóng, cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Trẻ giao tiếp bằng mắt kém
  • Trẻ đã đến gặp bác sĩ nhưng tình trạng trở nên tệ hơn hoặc có những triệu chứng và dấu hiệu mới
  • Tình trạng sốt của trẻ trở nên nghiêm trọng
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ mắc những vấn đề y tế phức tạp hoặc đang uống thuốc được kê toa dành cho bệnh mãn tính.

Nguyên nhân gây sốt

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như bệnh tinh hồng nhiệt hoặc hiếm hơn là do nhiễm vi khuẩn thấp khớp cấp
  • Uống phải thuốc lậu kém chất lượng
  • Các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Dị ứng
  • Cháy nắng nặng
  • Khối u ác tính
  • Một số loại thuốc miễn dịch, ví dụ như các loại vắc xin ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, hoặc vắc xin phế cầu khuẩn.

Nguy cơ mắc phải

Sốt ở trẻ rất phổ biến, gần như mỗi đứa trẻ đều sẽ bị sốt ở vài thời điểm trong cuộc đời.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây sốt ở trẻ:
  • Độ tuổi. Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh và dễ bị sốt hơn người lớn.
  • Sự tiếp xúc. Trẻ nhỏ có thể bị sốt khi ở gần hoặc tiếp xúc với người đang bị bệnh, làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn và sốt.
  • Hệ miễn dịch. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm và sốt.
  • Đồ ăn thức uống. Đồ ăn thức uống kém vệ sinh là một trong những nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm và sốt.

Điều trị

Trên thực tế, sốt ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trong một số trường hợp, sẽ tốt hơn nếu bạn để bệnh tự khỏi một cách tự nhiên mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, bạn có thể cho trẻ dùng kháng sinh (đường uống hoặc tiêm). Các bệnh có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh là viêm đường tiết niệu, viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm da, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc viêm phổi.
Nếu trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn viêm màng não, thì trẻ cần phải nhập viện để được theo dõi. Sau đó, trẻ sẽ được dùng acetaminophen (Tylenol®) hoặc ibuprofen (Advil®) để hạ sốt.
Trẻ có thể bị mất nước trong suốt quá trình sốt. Để ngăn tình trạng này, trẻ có thể được uống dịch bổ sung hoặc truyền dịch tĩnh mạch (IV). Nếu trẻ nôn mửa, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống nôn hoặc đặt thuốc ở hậu môn cho trẻ.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh do viêm xảy ra tại các thành phần của não và / hoặc tủy sống. Điều này có thể gây tổn thương cho các thành phần của não, tủy sống và dẫn đến các triệu chứng khác nhau (xem chi tiết bên dưới).
  • 28-05-2018
    Bệnh bạch cầu tế bào tóc là một loại hiếm gặp của bệnh ung thư máu (bệnh ác tính). Đây là một căn bệnh thuộc tế bào B hoặc tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu. Bệnh có tên gọi này là do hình dáng tế bào có nhiều lông khi được nhìn dưới kính hiển
  • 28-05-2018
    Bệnh van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:nỞ bệnh hẹp van động mạch chủ: van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác
  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch

  • 17-10-2018

    Bệnh Gout, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài

  • 05-07-2018
    Móng quặp là tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng. Nếu móng quặp nhẹ, bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên. Bất kì ngón tay hay ngón chân nào cũng đều có thể bị móng quặp, nhưng thường