Sỏi mật (sỏi túi mật)

Sỏi mật, hay còn gọi là sỏi túi mật, là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Sỏi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn. Bạn có thể có một hoặc rất nhiều sỏi mật

Tìm hiểu chung Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Sỏi mật (sỏi túi mật) là bệnh gì?

Sỏi mật, hay còn gọi là sỏi túi mật, là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Sỏi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn. Bạn có thể có một hoặc rất nhiều sỏi mật trong túi mật. Bệnh sỏi mật cũng có thể mang tính di truyền.

Những ai thường mắc phải bệnh sỏi mật (sỏi túi mật)?

Sỏi mật rất phổ biến: có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi mật hơn vì sự ảnh hưởng của estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật. Những người thừa cân hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi mật. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi mật.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sỏi mật (sỏi túi mật) là gì?

Hầu hết sỏi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, những sỏi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến ruột, túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải. Bạn cần chú ý đến khả năng mắc bệnh nếu có những dấu hiệu sau:
  • Đau ở phần bụng trên hoặc phần giữa bên phải trong ít nhất 30 phút. Triệu chứng này có thể kéo dài hoặc thậm chí gây ra co thắt.
  • Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai, đặc biệt là đau vai phải;
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Sốt;
  • Phân màu đất sét;
  • Buồn nôn và ói mửa;
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, hoặc có một trong các dấu hiệu sau:
  • Đau bụng dữ dội;
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Sốt cao và cảm thấy ớn lạnh.;

Nguyên nhân Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật (sỏi túi mật) là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi túi mật, trong đó có 2 nguyên nhân chính sau:
  • Mật của bạn chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol do gan bài tiết. Nhưng nếu gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và cuối cùng thành sỏi mật (sỏi túi mật).
  • Mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể của bạn phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật…. Phần bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi mật (sỏi túi mật).;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật (sỏi túi mật)?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:
  • 60 tuổi trở lên;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Mang thai;
  • Chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol nhưng lại ít chất xơ;
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật;
  • Mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng gan, xơ gan;
  • Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc tránh thai, thuốc có chứa estrogen (các loại thuốc điều trị nội tiết).;

Điều trị Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sỏi mật (sỏi túi mật)?

Sỏi mật có thể chữa khỏi được bằng cách phẫu thuật cắt bỏ túi mật và sỏi mật. Việc này thường được thực hiện với phương pháp nội soi tạo vài đường mổ nhỏ để bác sĩ có thể đưa dụng cụ vào trong bụng nhằm cắt bỏ túi mật. Với phương pháp này, việc hồi phục sức khỏe khá nhanh và bệnh nhân có thể về nhà sau phẫu thuật 1 ngày.
Trong một số trường hợp bác sĩ cho dùng thuốc làm tan sỏi mật nếu việc phẫu thuật quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài và đôi khi bệnh có thể tái phát khi ngưng sử dụng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sỏi mật (sỏi túi mật)?

Siêu âm là phương pháp đầu tiên để tìm ra sỏi mật. Khi siêu âm cho thấy kết quả không rõ ràng, bác sĩ có thể sử dụng một phương đặc biệt khác là HIDA, ERCP hoặc MRI. Đặc biệt trong phương pháp ERCP, các sỏi mật sẽ được loại bỏ trong quá trình chẩn đoán.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Sỏi mật (sỏi túi mật)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi mật (sỏi túi mật)?
Sỏi mật có thể được hạn chế nếu bạn duy trì cân nặng bình thường. Bạn cũng nên giảm ăn chất béo, đạm và bổ sung nhiều chất xơ để giảm cholesterol. Vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn không chỉ kiểm soát bệnh sỏi mật của mình mà còn giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và tiêu hóa khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi
  • 28-05-2018
    Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là sự đục đi của thủy tinh thể nằm bên trong mắt của chúng ta. Thủy tinh thể có cấu trúc giống như một thấu kính trong suốt nằm sau con ngươi. Khi ta nhìn một vật, các tia sáng sẽ đi xuyên qua đồng tử
  • 18-09-2018

    U não là những khối u hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào trong não. Có nhiều loại u não khác nhau, một số loại là lành tính (không phải ung thư) và một số loại khác là ác tính (ung thư). U não có thể bắt đầu ngay từ trong não (u não

  • 28-05-2018
    Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:nSốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của
  • 28-05-2018
    Thông thường, các tế bào khỏe mạnh tạo nên các mô của cơ thể phát triển, phân chia, và thay thế một cách thường xuyên. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đôi khi một số tế bào phát triển bất thường và bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi điều
  • 28-05-2018

    Ung thư nguyên bào võng mạc trong mắt là một khối u ác tính ở võng mạc – là một bộ phận nhận cảm ánh sáng của mắt. Bệnh có khả năng chữa khỏi cao nếu được điều trị sớm. Loại ung thư này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt.