Run vô căn

Run vô căn là một chứng có thể gặp ở vị thành niên, người trưởng thành, nhưng người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Bệnh không liên quan đến giới tính và chủng tộc, hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Run vô căn là gì?

Run vô căn là một chứng có thể gặp ở vị thành niên, người trưởng thành, nhưng người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Bệnh không liên quan đến giới tính và chủng tộc, hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng run vô căn

Triệu chứng run vô căn

Run vô căn chỉ có một triệu chứng duy nhất đó là run khi vận động. Run vô căn xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm.
Biểu hiện của run vô căn thường là cử động bàn tay bị run, cùng lúc cánh tay, đầu, lưỡi và thanh quản cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù run vô căn có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở bàn tay, ngón tay, nhất là khi bệnh nhân cố làm những việc đơn giản nhưng cần sự khéo léo như rót nước uống, viết chữ, luồn kim, cầm lược chải đầu, trang điểm (nữ) hoặc cầm đũa để ăn. Có trường hợp còn bị run ở đầu, ở cánh tay hay là run lưỡi (run giọng nói). Thường thấy bệnh nhân bị run ở cả 2 tay, nhưng có một số bệnh nhân chỉ bị run 1 tay.
Thời tiết khắc nghiệt cũng làm ảnh hưởng đến chứng run vô căn (quá nóng hay quá lạnh làm các triệu chứng nặng hơn), hoặc khi người bệnh bị mệt mỏi, lo âu, cũng làm cho tần số, biên độ run có thể tăng lên.
Thể bệnh hay gặp hơn là các triệu chứng xuất hiện ở tuổi từ trung niên đến người cao tuổi. Run vô căn thường bắt đầu từ từ, có một số ít trường hợp run vô căn xảy ra ở tuổi vị thành niên, sau đó thuyên giảm nhưng sẽ xuất hiện trở lại khi có tuổi.
Run vô căn thường hết khi bệnh nhân ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Khác biệt với Parkinson
Chứng run vô căn và bệnh Parkinson có sự khác nhau ở 3 điểm cơ bản:
- Run vô căn (điển hình) xảy ra run tay khi bàn tay làm việc, còn run do Parkinson rõ rệt nhất là khi bàn tay buông thõng hoặc khi đặt tay trên lòng, run khi nghỉ ngơi, run nhỏ (4-8 lần trong 1 giây).
- Run vô căn không gây ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe nói chung và hoàn toàn không ảnh hưởng tới tuổi thọ, trong khi đó bệnh Parkinson thường đi kèm với tư thế gù, giảm chuyển động vung tay khi đi bộ, chi cứng, cử động chậm hoặc bị giảm trí nhớ.
- Run vô căn có thể bao gồm cả tay, đầu và lưỡi còn bệnh Parkinson chỉ run tay mà không ảnh hưởng đến đầu. Bệnh nhân Parkinson thường không có tiền sử gia đình và triệu chứng run của bệnh này không cải thiện với rượu. Có nghĩa là khi run vô căn mà uống một chút rượu thì có thể giảm run, tuy vậy người bị run vô căn không được lạm dụng vì có nguy cơ sẽ nghiện rượu, mà khi nghiện rượu thì còn nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây run vô căn

Nguyên nhân gây run vô căn


Run vô căn thuộc loại lành tính. Tuy vậy, đôi khi xuất hiện run là triệu chứng chỉ điểm của một rối loạn vận động nên được gọi là run vô căn.
Nguyên nhân dẫn tới chứng run vô căn hiện chưa được biết một cách toàn diện, mặc dù các nhà khoa học cho rằng đó là do vùng tiểu não (vùng kiểm soát các cơ bắp) làm việc kém hiệu quả và một số tác giả đã chứng minh cho thấy có tới hơn 50% số ca run vô căn do đột biến gen.
Có 2 loại gen có liên quan đến chứng run vô căn là ETM1 và ETM2.

Yếu tố nguy cơ gây run vô căn

Yếu tố nguy cơ gây run vô căn

Một số tác nhân tuy không phải là nguyên nhân chính gây run vô căn nhưng là các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện hoặc làm tăng thêm cường độ run (cảm giác đau đớn, khó chịu). Trong các yếu tố thuận lợi, đáng chú ý nhất là tác động về tinh thần như: vui hoặc buồn, căng thẳng thần kinh quá mức (stress).
Ngoài ra, run vô căn còn có thể do yếu tố gia đình (có khoảng 50% trường hợp) hoặc do tuổi. Thống kê cho thấy tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị run vô căn (ở Mỹ, run vô căn chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 60).

Điều trị run vô căn

Điều trị run vô căn

Trong nhiều trường hợp, nếu chắc chắn không có bệnh gì nặng hơn đi kèm thì run vô căn thể nhẹ không cần điều trị. Tuy vậy, cần có sự động viên khích lệ, chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần và làm an tâm người bệnh để bệnh không tăng nặng. Động viên tốt sẽ làm cho người bệnh sẽ tránh được ngại tiếp xúc hoặc tránh được trầm cảm.
Cần thay đổi lối sống, ăn uống đủ lượng, đủ chất, tránh các stress, không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc hoặc không nên để lạnh quá hoặc nóng quá. Nên lưu ý là chất caffein có trong cà phê và nước trà có thể kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất adrenalin khiến run nặng hơn. Nếu có điều kiện thì trước bữa ăn có thể uống 1 ly rượu vang đỏ (không được lạm dụng).
Trong trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị run vô căn thể nặng là Propranolol (làm giảm biên độ run) và primidone (chống co giật). Nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 05-07-2018
    Cơn đau cấp tính do bệnh gút có thể đánh thức bạn dậy vào giữa đêm với cảm giác ngón chân cái của mình đang cháy! Khớp bị ảnh hưởng thường nóng, sưng tấy và đau đến mức một tấm chăn đắp lên nó cũng làm bạn không thể chịu nỗi. May thay, gút là một bệnh
  • 28-05-2018
    Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bệnh gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) tại phổi. Viêm tiểu phế quản hầu như chỉ do virus (siêu vi, vi-rút) gây ra và mùa đông là mùa cao điểm của
  • 28-05-2018
    Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • 17-10-2018

    Ho kéo dài hơn một ngày hoặc lâu hơn, và có thể làm khó chịu hơn. Các triệu chứng khác có thể có như nhiệt độ sốt cao (sốt) sốt, nhức đầu, đau nhức. Triệu chứng cảm lạnh có thể biểu hiện nếu mũi bị nhiễm virus. Các triệu chứng biểu hiện ngày càng nặng

  • 17-10-2018

    Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Sự tăng huyết áp nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không điều trị, tiền sản giật

  • 28-05-2018
    Viêm tủy xương là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xương bị gãy, nhọt, vết cắt trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tủy xương