Ợ chua

Thống kê cho hay, có tới 60% dân chúng bị ợ chua ít nhất 1 lần trong tháng và thường thấy ở người trưởng thành nhiều hơn là ở trẻ em. Bệnh gây khó chịu có thể gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày cả trong giấc ngủ. Đây là một cảm giác đau như

Tìm hiểu về ợ chua ?

  • Thống kê cho hay, có tới 60% dân chúng bị ợ chua ít nhất 1 lần trong tháng và thường thấy ở người trưởng thành nhiều hơn là ở trẻ em.
  • Bệnh gây khó chịu có thể gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày cả trong giấc ngủ.
  • Đây là một cảm giác đau như lửa đốt ở sau xương ức.Mặc dù cảm giác nóng này thấy ở trước ngực và tiếng Anh có chữ heart (heartburn), bệnh không liên quan gì tới tim, mà là một rối loạn về tiêu hóa.
  • Ợ chua khác với cơn đau tim (heart attack), trong đó cơn đau như dao đâm xuất phát từ tim, lan lên cổ và ra cánh tay.

Triệu chứng, biểu hiện chứng ợ chua

Triệu chứng, biểu hiện chứng ợ chua

Triệu chứng chính của ợ chua là cảm giác đau như đốt ở phần trên của bụng, ngay dưới xương ức, rồi lan lên họng.
Đôi khi cả cuống họng cũng như cháy rát. Ngoài nóng cháy ở ngực, người bị ợ chua còn buồn nôn, muốn ói, nhai và nuốt bị trở ngại, khó ngủ ban đêm, thở khò khè, đôi khi nghẹt thở.
Các dấu hiệu trên trầm trọng hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi mình xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên.

Nguyên nhân chứng ợ chua

Nguyên nhân chứng ợ chua

Trong dạ dày có một dung dịch axit nhẹ để giúp tiêu hóa thức ăn cũng như để tiêu diệt một số vi khuẩn lẫn trong thực phẩm. Axit này không làm tổn thương dạ dày nhờ lớp màng bao che phủ niêm mạc dạ dày. Nếu axit đó cứ nằm trong dạ dày thì cũng chẳng sao. Nhưng đôi khi nó trào ngược lên thực quản, gây khó khăn cho người bệnh.

  • Khi ăn uống, thực phẩm di chuyển từ miệng xuống dạ dày qua một cái ống gọi là thực quản, dài khoảng 23 cm.
  • Bình thường, thức ăn cũng như axit được giữ trong dạ dày không trào ngược là nhờ cơ vòng nằm ở cuối thực quản. Cơ mở rộng để thực phẩm xuống dạ dày rồi mau lẹ khép lại, không cho thực phẩm và dịch vị trào ngược lên trên. Nhiều lúc cơ vòng mở hơi lâu khi ta nuốt thức ăn, các chất trong dạ dày lợi dụng cơ hội cửa mở, trào ngược lên thực quản. Do đó, ta có cảm giác nóng đốt sau ngực và vị chua trong miệng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease-GERD).
  • Ngoài ra, một số thực phẩm cũng là thủ phạm gây ra ợ chua trong đó có Sô cô la.

Đây là một tin buồn cho những ai thích ăn sô cô la, bởi đây là nguyên nhân gây ợ chua cao nhất thường gặp nhất ở thực phẩm. Sôcôla chứa chất kích thích, caffeine và các chất dễ gây ra hiện tượng trào ngược thức ăn. Chúng chứa nhiều chất béo và ca cao, những thứ này rất dễ khiến bạn bị ợ chua.

  • Về mặt lý thuyết, sôcôla đen không có tác động tiêu cực như sôcôla sữa vốn giàu chất béo. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên cẩn trọng khi ăn sôcôla nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu này, bởi vì cả hai loại sôcôla đều có có khả năng làm cho axit dạ dày tăng cao và gây ợ chua cho bạn. Một thỏi sô cô la hằng ngày là rất tốt, nhưng nhiều hơn thì sẽ có tác động ngược lại đấy!
  • Sô đa. Hiện nay sô đa là loại nước đang rất thịnh hành và được ưa chuộng rộng rãi. Tuy nhiên, Sô đa và các thức uống có ga khác lại chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng trào ngược thực phẩm trong cơ thể. Sô đa chứa caffein và còn có tính axit cao, điều này vô cùng nguy hiểm. Mức độ pH tự nhiên bên trong cơ thể khoảng 7.0 trong khi nước sô-đa có độ pH khoảng 2.5. Điều này có nghĩa là chúng ta đang đặt một cái gì đó có tính axit cao gấp nhiều lần cho phép vào cơ thể mình.
  • Tốt nhất là bạn nên kiêng cử loại thức uống hấp dẫn nhưng nguy hại này nhé
  • Những thực phẩm chiên. Hàm lượng dầu mỡ và chất béo cao trong thực phẩm chiên thường gây rắc rối cho dạ dày.

Chính vì vậy mà chúng được liệt vào danh sách những “thực phẩm xấu”. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng thường gây ra hiện tượng ợ chua, trào ngược thực quản.

  • Rượu bia được xem là những loại thức uống có “đóng góp” lớn vào hiện tượng ợ chua của bạn. Rượu, bia, rượu vang và những thức uống có cồn khác gây ảnh hưởng đến sự co thắt của dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược. Do đó, bạn nên tránh xa những loại thức uống này, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khi bạn đang đói cũng không nên dùng những loại thức uống đó, nó sẽ rất có hại cho dạ dày của bạn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo. Những loại thực phẩm có lượng chất béo cao như bơ, phô mai… là nguyên nhân gây nên triệu chứng ở chua. Nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm này và thấy xuất hiện hiện tượng đó thì nên tránh, vì về lâu dài rất nguy hại. Tốt nhất là chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều béo như bơ, phô mai để chế biến như một thứ gia vị chứ không nên dùng như món ăn chính.
  • Các loại thịt mỡ. Nhiều người có thói quen ăn các loại thịt mỡ từ heo, cừu mà không biết rằng nó là nguyên nhân gây nên trào ngược thực phẩm trong cơ thể. Nếu có thói quen này thì bạn nên tập bỏ nó. Hãy thay bằng thịt nạc và cố gắng gia giảm lượng mỡ tiêu thụ hằng ngày trong bữa ăn.
  • Cà phê. Những người có thói quen uống cà phê nhiều lần trong ngày thường rất dễ bị ợ chua. Một tách nhỏ cà phê là tốt, nhưng uống quá nhiều sẽ phản tác dụng gây ra hiện tượng trên. Bạn hãy thử thay cà phê bằng trà hoa cúc, đây là loại trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể nhâm nhi một tách trà xanh vào buổi sáng thay cho cà phê đấy.

Yếu tố nguy cơ gây ợ chua

Yếu tố nguy cơ gây ợ chua

Sau đây là một số yếu tố có thể đưa tới ợ chua:

  • Nhiều người bị ợ chua sau khi ăn quá no, sức ép trong dạ dày tăng cao, thúc đẩy mở van giữa dạ dày và thực quản, làm axit trào ngược lên họng.
  • Có người bị ợ chua vì ăn xong là lên giường nằm nghỉ ngay, lúc đó dạ dày-thực quản nằm ngang, chất chua tràn qua cuống thực quản.
  • Ăn uống khi ngồi mà mặc quần quá chật, ép vào dạ dày làm áp lực tăng lên, có thể đẩy thực phẩm trào ngược lên.
  • Có ý kiến cho là đời sống nhiều căng thẳng cũng bị ợ chua vì stress làm cho cơ vòng thực quản-dạ dày giãn không khép kín.
  • Ợ chua cũng thường thấy ở người béo phì, phụ nữ mang thai vì tăng sức ép trong bụng.
  • Một vài thực phẩm như sôcôla, tỏi, hành, rượu, cà phê gây ợ chua, bằng cách kích thích cơ thể tiết ra hóa chất khiến cơ vòng thực quản mở rộng.
  • Ợ chua thường xảy ra ở người cao tuổi, có lẽ là vì ở tuổi này, các cụ đều tăng cân và cũng hay uống nhiều loại thuốc có thể tăng độ chua trong dạ dày.
  • Hút nhiều thuốc lá cũng là nguy cơ đưa tới ợ chua. Hóa chất trong thuốc lá làm yếu cơ vòng, cơ không khép kín và chất chua bị trào ngược.
  • Thoát vị khe trong đó một phần hoặc toàn bộ dạ dày chui lên khoang ngực qua khe dành cho thực quản ở cơ hoành, đôi khi cũng gây ra ợ chua.

Điều trị chứng ợ chua

Điều trị chứng ợ chua

Ợ chua có thể điều trị với thuốc chống axit hoặc các dược phẩm khác, do bác sĩ chỉ định.
1- Trên thị trường có nhiều thuốc bán tự do không cần đơn bác sĩ để trung hòa axit, giảm ợ chua. Đó là Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta, Rolaids, Tums.
Hoạt chất chính của các thuốc này là nhôm, canxi, magiê, natri, nên thuốc trung hòa axit nhanh chóng. Mặc dù giá tiền thuốc vừa phải nhưng rất công hiệu, tác dụng mau, uống vào vài phút sau thấy bớt đau liền nhưng tác dụng chỉ kéo dài vài giờ là hết cho nên ít được dùng khi bị ợ chua thường xuyên.
Nên dùng thuốc sau khi ăn, vì nếu uống trước bữa ăn, thuốc sẽ bị thải khỏi dạ dày rất mau. Dùng trong một thời gian dài, các thuốc trên có thể gây táo bón hay tiêu chảy.
2- Loại thuốc ngăn tiết axit trong dạ dày như Tagamet, Zantac, Axid, Pepcid. Các thuốc này có tác dụng lâu hơn, khoảng 3-4 giờ, rất công hiệu làm bớt axit và trị ợ chua. Thuốc bắt đầu có tác dụng 30 phút sau khi uống. Nên uống khoảng 1 giờ trước khi ăn. Các loại thuốc này đắt tiền hơn thuốc trung hòa axit. Thường thường người bị bệnh ợ chua do hồi lưu axit ở cuống thực quản phải uống thuốc mỗi ngày và suốt đời.
3- Phẫu thuật: Uống thuốc suốt đời rất bất tiện, cho nên gần đây một số bệnh nhân có thể được phẫu thuật. Trong phẫu thuật này, phần trên của dạ dày được nâng lên, bao quanh cuống thực quản đủ bó chặt để có thể ngăn trào ngược thực phẩm và dịch vị dạ dày.

Bài thuốc dân gian chữa ợ chua

Bài thuốc dân gian chữa ợ chua
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đông y sau:

1. Can nhiệt:

Triệu chứng: Nôn chua, tâm phiền, họng khô, miệng đắng, mạch sác.
Pháp trị: Tả can thanh hoả.
Bài thuốc: Tả kim hoàn: Ngô thù 4g, Hoàng liên 24g.

2. Hư hàn:

Triệu chứng: Nôn chua, ngực sương trướng khó chịu, ợ hơi, mạch huyền, rêu trắng.
Pháp trị: Ôn trung lý khí.
Bài thuốc: Hương sa lục quân: Cam thảo 4g; Xa nhân 6g; Sa sâm 8-12g; Trần bì 8g; Bạch truật 8-12g; Bán hạ; Bạch linh; Mộc hương.

Phòng ngừa chứng ợ chua

Phòng ngừa chứng ợ chua

Cần thay đổi thói quen ăn uống:

  • Khi bị mắc chứng bệnh ợ chua nên bổ sung nhiều chất xơ.
  • Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, mà còn là món ăn nên có mặt thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua.
  • Các loại dấm chuối hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên, các nước trái cây quá chua lại có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện thời.
  • Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit trong dạ dày và làm dạ dày co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu... Bạn cũng nên kiêng cà phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau thơm như húng tây, ngò...
  • Vì thế, thói quen ngậm kẹo the, bạc hà không nên duy trì ở người mắc chứng ợ chua cũng như các loại cháo và súp loãng sẽ làm bạn dễ bị trào ngược thức ăn hơn, tốt nhất bạn nên kết hợp ăn kèm thức ăn dạng lỏng với dạng khô. Một vài loại hoa quả, trái cây như chuối, cam quýt, hồng, tỏi, cà chua, khoai lang... giàu đường và axit hữu cơ nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái khó tiêu, rối loạn chức năng của dạ dày và ruột do dư thừa axit. Bệnh nhân nên lưu ý tránh không sử dụng các loại trái cây đó.
  • Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, thói quen ăn uống cũng có tác động rất lớn đến bệnh tình của bạn. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày cũng chậm rãi làm việc.
  • Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí sẽ mang theo axit, gây cảm giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên, đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước ngay sau bữa ăn.
  • Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang phía trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và dạ dày. Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên miệng. Tư thế nằm nghiêng bên trái tốt cho dạ dày hơn nằm sấp hoặc nghiêng bên phải.
  • Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, dạ dày bị ép làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên. Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ thể gây tăng sức ép lên bụng; tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh vì vậy không nên tự uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
  • Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày. Bạn sẽ được chỉ định áp dụng các phương thức phát hiện bệnh, bên cạnh các dấu hiệu thông thường tùy theo tình trạng bệnh như nội soi, chụp Xquang thực quản và dạ dày, đo độ làm việc của cơ vòng với máy đo đặc biệt và bạn cũng có thể được kiểm tra mức độ chất chua dội ngược lên thực quản trong một quãng thời gian xác định.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ù tai là một (hoặc nhiều) tiếng ồn bất thường mà bạn có thể nghe được. Tuy nhiên, tiếng ồn này không phải là âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh, mà nó tự phát ra trong chính tai của bạn. Tiếng ồn trong tai có thể là những âm thanh sau : tiếng
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc do nấm là một nhiễm trùng giác mạc (mái vòm tròn, trong suốt che mống mắt và đồng tử) gây đau đớn, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt hoặc dịch tiết từ mắt của bạn. Do nhiễm từ sử dụng kính áp tròng hoặc chấn thương ở
  • 28-05-2018
    Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến
  • 13-04-2024
    Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Điều này thường do bàng quang hoạt động quá mức. Điều trị với việc luyện tập bàng quang một cách thường xuyên
  • 28-05-2018
    Viêm thanh khí phế quản cấp (hay còn được gọi là bệnh Croup) là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Bệnh có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến trẻ ho dữ dội. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. Viêm
  • 13-04-2024
    Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể