Những bệnh Hậu môn trực tràng thường gặp và cách điều trị

Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ thống tiêu hóa, có vai trò đóng mở cửa hậu môn giúp đào thải phân ra ngoài. Khi bị chèn ép bởi phân, trọng lượng cơ thể hay các loại vi khuẩn, hậu môn có thể phát sinh nhiều bệnh lý khiến người bệnh khó chịu. Dưới đây là danh sách các bệnh hậu môn thường gặp và cách nhận biết từng bệnh, từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời.

Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ thống tiêu hóa, có vai trò đóng mở cửa hậu môn giúp đào thải phân ra ngoài. Khi bị chèn ép bởi phân, trọng lượng cơ thể hay các loại vi khuẩn, hậu môn có thể phát sinh nhiều bệnh lý khiến người bệnh khó chịu. 

Bệnh lý về hậu môn trực tràng thường gặp. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là danh sách các bệnh hậu môn thường gặp và cách nhận biết từng bệnh, từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời:

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến nhất và đang có xu hướng gia tăng. Trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Đây là một trong những bệnh về hậu môn gây ra nỗi ám ảnh cho người mắc phải bởi sự đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày và chữa trị khó khăn, tốn kém khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của bệnh trĩ:

  • Đại tiện ra máu tươi.
  • Xuất hiện dị vật ở hậu môn.
  • Búi trĩ sưng phồng, sa búi trĩ.
  • Hậu môn ngứa ngáy và đau rát…

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn xuất hiện trong trường hợp:

  • Đi cầu phân cứng khô đã tạo nên vết rách niêm mạc theo chiều dọc ở ống hậu môn;
  • Tiêu chảy nhiều lần hoặc mắc các bệnh viêm vùng hậu môn trực tràng.

Vết nứt cấp tính thường nông và mau lành nếu điều trị đúng. Vết nứt mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng) gây loét sâu đến tận cơ thắt hậu môn, thường do tác nhân gây bệnh chưa được giải quyết.

Triệu chứng điển hình của bệnh: 

  • Đau nhiều mỗi khi đi cầu;
  • Đau kiểu thắt nhói kéo dài nhiều giờ;
  • Kèm theo chảy ít máu tươi.

Điều trị nứt kẽ hậu môn cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần bên cơ vòng trong ống hậu môn giúp làm giảm cơn đau.

Ngứa hậu môn

 Vị trí ngứa nằm ở hậu môn hoặc vùng da xung quanh hậu môn, thường là dữ dội. Ngứa hậu môn gây ra trạng thái lúng túng và khó chịu cho người bệnh.

Ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng khác tương tự trong và xung quanh hậu môn, bao gồm: nóng hậu môn, đau nhức hoặc đau.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa hậu môn như: khô da, táo bón, tiêu chảy, do hóa chất, bệnh trĩ, lạm dụng thuốc nhuận tràng, nhiễm trùng, vết nứt vùng hậu môn…

Việc điều trị ngứa hậu môn chủ yếu là dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt. Điều trị đúng cách ngứa hậu môn sẽ khỏi trong một vài ngày. Nếu cơn ngứa vẫn tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần dù đã dùng thuốc thì có thể liên quan tới bệnh về da như hắc lào, nhiễm nấm, bệnh lay truyền qua đường tình dục... Lúc này cần phải tìm gặp đúng bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.

Rò hậu môn

Rò hậu môn là tình trạng các ống ở xung quanh hậu môn sưng lên, do lỗ rò bên trong, đường rò, hoặc lỗ rò bên ngoài tạo thành. Lỗ rò bên trong thường ở dưới trực tràng hoặc ống hậu môn, thường là một lỗ. Lỗ rò bên ngoài thường ở trên da hậu môn, có thể một hoặc nhiều lỗ, là một trong số những bệnh hậu môn trực tràng thường gặp. Phần lớn rò hậu môn là do áp-xe quanh hậu môn phát triển lên.

Triệu chứng điển hình của bệnh rò hậu môn là ở lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu. 

Điều trị: hai yêu cầu cần phải đạt, phá hủy đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt. Kỹ thuật mở đường rò, cắt trọn đường rò, cột cơ thắt, hạ niêm mạc trực tràng, cột đường rò gian cơ thắt, keo sinh học hoặc bấc sinh học. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, thuốc giảm đau, kháng viêm, nâng đỡ thể trạng.

Áp-xe hậu môn

Áp-xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp-xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp-xe quanh hậu môn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến biến chứng rò hậu môn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng thường gặp là sưng quanh hậu môn và đau liên tục, nhói đau với sưng. Đau tăng khi ho, bệnh nhân không dám đi nhanh, không dám ngồi mạnh, không thể ngồi yên trên xe vì đau, kích thích da vùng quanh hậu môn, chảy mủ ra ngoài (sau đó hết đau), sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Áp-xe được điều trị bằng cách dẫn lưu mủ từ ổ áp-xe ra ngoài, tạo lỗ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ, trong những trường hợp có ổ áp xe lớn và sâu hơn, hay nhiều ổ áp xe có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê.

 Ngoài ra, còn một số bệnh lý về hậu môn trực tràng như: viêm ống hậu môn, hẹp hậu môn, dị vật hậu môn, sa sàn chậu, viêm polyp trực tràng, sa trực tràng… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

Cách phòng tránh bệnh lý về hậu môn trực tràng

  • Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức quá khuya, tránh căng thẳng thần kinh.
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng

Bệnh lý về hậu môn trực tràng sẽ trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng như: táo bón, đi ngoài ra máu, đau bụng, tiêu chảy, sưng, đau vùng hậu môn, ngứa hậu môn, búi trĩ sưng phồng quanh hậu môn... cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

BS. Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân Gia Định; Giảng dạy Bộ môn Ngoại - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM.

Chuyên tư vấn và điều trị: thoát vị, bệnh lý hậu môn, nứt hậu môn mạn tính, sa trực tràng, rò hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, hẹp hậu môn, trĩ, táo bón hoặc đi tiêu mất kiểm soát, sa trực tràng kiểu túi, lồng trực tràng ống hậu môn, co thắt cơ mu trực tràng nghịch lý, sa sàn chậu, ung thư đại trực tràng,...

mai-phan-tuong-anh
 

BS. Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mật, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon; Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

Wellcare tổng hợp

Theo Bookingcare

- 29-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng, làm cho các phế quản kích thước nhỏ (tiểu phế quản) bị sưng phù và gây tắc nghẽn, không cho không khí truyền đến phổi, dẫn đến khó thở. Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ dưới hai tuổi do các bé có đường khí
  • 13-04-2024
    Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Điều này thường do bàng quang hoạt động quá mức. Điều trị với việc luyện tập bàng quang một cách thường xuyên
  • 28-05-2018
    Thực quản co thắt có thể cảm thấy như đột ngột đau ngực nặng một vài phút. Co thắt thực quản thường xảy ra không thường xuyên. Nhưng đối với một số người, co thắt thực quản thường xuyên và nghiêm trọng. Các cơn co thắt cơ có thể ngăn chặn thực phẩm và
  • 28-05-2018
    Bệnh nhân bị phù phổi đột ngột cần nhập viện khẩn cấp. Việc điều trị bao gồm thở oxy, thuốc để loại bỏ dịch ra khỏi phổi (thuốc lợi tiểu) và các thuốc khác giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn nhiều biện pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân
  • 28-05-2018
    Thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Strep
  • 28-05-2018
    Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật. Điều này có thể khiến cho bao quy đầu bị sưng lên và mắc kẹt từ đó làm cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Đây là một tình trạng